Giới thiệuĐào tạoĐào tạo đại họcĐào tạo sau đại họcNghiên cứu khoa họcHợp tácSinh viênKhảo sát việc làmCựu sinh viênKhoaPhòng
Giới thiệuĐào tạoĐào tạo đại họcĐào tạo sau đại họcNghiên cứu khoa họcHợp tácSinh viênKhảo sát việc làmCựu sinh viên
Thông báoTin tức hoạt độngĐào tạo đại họcĐào tạo sau đại họcNghiên cứu khoa họcBiểu mẫu của Khoa

Góp ý với Khoa

Thông tin tuyển sinh năm 2020

1. Phương thức xét tuyển

Năm 2020, Khoa CNTT sử dụng 3 phương thức xét tuyển:

a. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của Trường

b. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-TpHCM

c. Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2020

Khoa CNTT không xét tuyển theo hình thức xét học bạ.

Đang xem: đại học bách khoa khoa công nghệ thông tin

2. Chỉ tiêu tuyển sinh và mã đăng ký xét tuyển

*

3. Tổ hợp các môn xét tuyển

– Công nghệ thông tin (CLC – Nhật): A00, A01, D28

– Công nghệ thông tin (CLC, Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp): A00, A01

– Công nghệ thông tin (CLC, Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp), chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo): A00, A01

– Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp): A00, A01

A00: Toán + Hóa học + Vật lý

A01: Toán + Vật lý + Tiếng Anh

D28: Toán + Vật lý + Tiếng Nhật

4. Một số thông tin về các chuyên ngành đào tạo thuộc khoa CNTT

a. Chuyên ngành An toàn thông tin

Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về an toàn thông tin, đặc biệt là mạng máy tính, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực an toàn mạng máy tính; khả năng thiết kế, duy trì và quản lý an toàn cho các hệ thống mạng.

Học chuyên ngành An toàn thông tin có cơ hội việc làm: Chuyên gia quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu; phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống; rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin; Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.

b. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

Học chuyên ngành CNPM có cơ hội học tập và thực hành phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm, phát triển các phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể theo các công nghệ và nền tảng mới.

Xem thêm: Các Khóa Học Ngắn Hạn Về Marketing Ngắn Hạn Uy Tín? Khóa Đào Tạo Chuyên Viên Marketing

c. Chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo

Sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ học tập và thức hành từ căn bản đến nâng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như hệ chuyên gia, tương tác người máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành trí tuệ nhân tạo có cơ hội việc làm: Kỹ sư phát triển ứng dụng AI; Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot; Kiến trúc sư dữ liệu, chuyên viên phân tích dữ liệu; Nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp…

d. Chuyên ngành Hệ thống thông tin

Sinh viên được học sâu hơn về các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, tìm hiểm nghiệp vụ triển khai các hệ thống thông tin, đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp hoạt động an toàn cũng như phát triển các ứng dụng cho các hệ thống của doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin có cơ hội việc làm: Quản trị các hệ cơ sở dữ liệu; Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin; Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM…;

e. Chuyên ngành Mạng và truyền thông

Sinh viên sau khi học chuyên ngành Mạng và Truyền thông có khả năng nghiên cứu, thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng, các dịch vụ trên mạng Internet, mạng truyền thông di động Triển khai các công nghệ mạng máy tính, các hệ thống truyền thông đa phương tiện. Thiết kế, vận hành và quản lý các hệ thống mạng và truyền thông máy tính. Xây dựng và triển khai các giải pháp an toàn hệ thống và bảo mật thông tin.

Xem thêm: Cách Viết Mục Tiêu Nghiên Cứu Khoa Học, Xác Định Đề Tài Và Mục Tiêu Nghiên Cứu

f. Chuyên ngành Hệ thống nhúng

Từ nền tảng của ngành CNTT, chuyên ngành HTN tiếp cận từ căn bản đến nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Chuyên ngành HTN giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội thực hành phát triển và triển khai các ứng dụng về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính. Cơ hội việc làm: Phát triển ứng dụng IoT; Phát triển phần mềm, hệ thống nhúng; Tham gia các dự án tích hợp hệ thống thông minh từ đơn giản đến phức tạp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *