Phương pháp nghiên cứu khoa học là yếu tố chính quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu là điều rất quan trọng. Bạn đã biết gì về chủ đề này? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các phương pháp nghiên cứu khoa học với bài viết sau. Chắc chắn, bạn sẽ có thêm cho mình hàng loạt những thông tin hữu ích đấy.

Đang xem: đặc điểm nghiên cứu khoa học

Contents

5 Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản5.1 Phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.2 Phương pháp điều tra

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động. Nó bao gồm tìm kiếm, thu thập, phân tích, điều tra, thử nghiệm những thông tin, những vấn đề trong một lĩnh vực khoa học nào đó.

Muốn thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực mong muốn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc độc lập, khả năng tìm kiếm thông tin cũng là những yếu tố cần thiết. Hướng đến việc có thể thực hiện nghiên cứu hiệu quả.

*

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt. Chúng được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học.

Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu. Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra được những vấn đề mới. Hay, hướng đi mới. Và thậm chí là những giải pháp mới cho ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu.

Nói dễ hiểu hơn, phương pháp này là công cụ có hiệu quả để tìm hiểu sâu hơn vấn đề và cải tạo tốt hơn đối tượng nghiên cứu.

Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng. Có tính quyết định cao đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn một phương pháp không phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được mục đích cuối cùng.

Ngoài ra, lựa chọn phương pháp không phù hợp với bản thân người nghiên cứu cũng khiến họ dễ bị mệt mỏi. Nhiều hơn nữa là áp lực, nản chí. Kéo theo đó, có thể bỏ việc nghiên cứu đề tài.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học có gì nổi bật?

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần đi kèm với các công cụ hiện đại. Hay, phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Có độ chính xác cao.

Hai yếu tố này kết hợp, bổ trợ lẫn nhau. Hướng đến vì một mục tiêu chung là sự thành công của đề tài nghiên cứu.

Phương pháp này còn có tính mục đích. Vì bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều hướng tới một mục đích cụ thể. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ làm cho mục đích đạt được nhanh chóng hơn, thậm chí vượt cả mong đợi ban đầu.

*

Mọi hoạt động đều hướng đến mục đích cụ thể

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản

Tuỳ thuộc vào ngành đang nghiên cứu mà có hệ thống các phương pháp riêng. Có tính đặc thù cho ngành khoa học đó. Và, không có phương pháp nào quan trọng nhất.

Ví dụ về phương pháp nghiên cứu khoa học đối với ngành khoa học pháp lý, có các phương pháp chủ yếu như: Phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, mô tả thực tế.

Tuy có nhiều phương pháp khác nhau. Thế nhưng chúng thường được phân loại theo 2 nhóm chính:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu dựa trên lý thuyết

Đây là phương pháp thu thập, tìm kiếm thông tin khoa học. Dựa trên việc nghiên cứu, xem xét kỹ để tìm hiểu vấn đề từ các tư liệu, tài liệu, dữ liệu đã có sẵn và bằng các hoạt động tư duy để đưa ra kết luận.

Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu lý thuyết cơ bản. Chúng thường được lựa chọn trong nghiên cứu khoa học.

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết là phương pháp kết hợp cả kỹ năng phân tích lẫn kỹ năng tổng hợp tư liệu.

Phân tích dựa trên nền tảng là những thông tin khoa học thu được từ các nguồn tài liệu có sẵn. Để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết. Từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Sau đó, tổng hợp lại bằng cách lựa chọn, bổ sung. Sắp xếp để xây dựng thành một lý thuyết có tính mới, cải tiến hơn và hiệu quả hơn lý thuyết cũ.

Xem thêm: Khoa Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2020, Đại Học Kinh Tế

*

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết là phương pháp kết hợp cả kỹ năng phân tích lẫn kỹ năng tổng hợp tư liệu

Phương pháp lịch sử

Đây là phương pháp dùng ngôn ngữ thể hiện lại một cách chân thực sự kiện của sự vật, hiện tượng diễn ra trong quá khứ. Thể hiện theo đúng với trình tự thời gian và không gian mà nó đã từng xuất hiện, phát triển, biến mất.

Phương pháp này nhằm tái hiện đầy đủ từ hoàn cảnh lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển của các sự vật, hiện tượng đến khi chúng tiêu vong. Từ đó, giúp người nghiên cứu khám phá ra bản chất bên trong của sự vật hiện tượng.

*

Tái hiện sự vật, hiện tượng theo thời gian, không gian đã xảy ra

Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là phương pháp mà người nghiên cứu tự mình đưa ra các dự đoán tương lai về quy luật của đối tượng nghiên cứu. Sau đó, nhiệm vụ của người nghiên cứu là đi chứng minh rằng dự đoán ban đầu đó là đúng.

Lưu ý rằng, giả thuyết khoa học phải bao gồm dự đoán và phải sáng tạo ra cái mới trong ngành khoa học.

Phải có sự liên hệ giữa kiến thức khoa học đã có và lý thuyết mới. Và cuối cùng, con người có thể kiểm chứng được kiến thức khoa học đó trong thực tế.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp tiến hành tác động một cách trực tiếp vào chính đối tượng nghiên cứu có sẵn trong thực tế. Để từ đó hướng tới mục tiêu cuối cùng. Cụ thể là làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn có tính ứng dụng cao trong đời sống. Bởi nó dựa trên những trường hợp cụ thể, rõ ràng. Mang tính thực tế. Không dựa vào lý thuyết suông.

Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn cơ bản. Chúng thường được lựa chọn trong nghiên cứu khoa học.

Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát khoa học là cách mà người nghiên cứu tiếp thu thông tin về đối tượng nghiên cứu. Bằng cách quan sát trực tiếp đối tượng.

Ngoài ra, để nhận thức sâu và hiểu rõ được đối tượng, người nghiên cứu cũng cần quan sát các nhân tố khác. Cụ thể là nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến đối tượng đó.

Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản, dễ thực hiện. Đồng thời, ít tốn kém chi phí.

Tuy nhiên, để thực hiện nghiên cứu đối tượng với quy mô lớn thì phương pháp này không được đánh giá cao. Vì vậy, đây là phương pháp thích hợp cho những đối tượng nghiên cứu có quy mô nhỏ, độ phức tạp không cao.

Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra là phương pháp sử dụng một hệ thống tổng hợp các câu hỏi có nội dung xác định. Những câu hỏi này hướng đến thu thập thông tin khách quan, chủ quan của người được hỏi.

Điều tra là phương pháp có tính thuận lợi. Vì chúng dễ tiến hành. Đồng thời cho ngay kết quả cần thiết.

Ngày nay, cũng có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện phương pháp này. Giúp tiết kiệm thời gian nhưng đem lại hiệu quả khá cao.

*

Bảng câu hỏi thu thập thông tin người dùng

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến các phương pháp nghiên cứu khoa học và cách lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang ấp ủ công trình nghiên cứu khoa học của mình. Để cập nhật thêm các kiến thức, kinh nghiệm cũng như các vấn đề liên quan trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bạn có thể truy cập thietbihopkhoi.com.net ngay hôm nay.

Hồng Vân – Content Writer

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động. Nó bao gồm tìm kiếm, thu thập, phân tích, điều tra, thử nghiệm những thông tin, những vấn đề trong một lĩnh vực khoa học nào đó.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt. Chúng được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần đi kèm với các công cụ hiện đại. Hay, phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Có độ chính xác cao.

Xem thêm: Trường Đại Học Khoa Học Đại Học Huế, Trường Đại Học Khoa Học

Tuỳ thuộc vào ngành khoa học đang nghiên cứu mà có hệ thống các phương pháp riêng, đặc thù cho ngành khoa học đó. Không có phương pháp nào quan trọng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *