thietbihopkhoi.com. Trước ý kiến trái chiều về việc có bóng dáng người lớn đứng sau cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh, chuyên gia giáo dục, TS. Nguyễn Thành Nam nêu quan điểm, ban tổ chức nên lắng nghe để điều chỉnh và minh bạch hóa quy trình xét giải để tăng cường niềm tin của công chúng.

Đang xem: Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Chia sẻ của Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về “chìa khóa” giúp con thành công Vụ cô giáo tố bị trù dập: Đừng đem con trẻ vào những toan tính của người lớn Vụ cô giáo tố bị trù dập: Đâu là ‘cái khiên’ lớn để nhà giáo bảo vệ chính mình? ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Giáo dục là điểm kém sáng nhất trong bức tranh toàn cảnh Vụ cô giáo tố bị trù dập: Giáo viên có sai cũng không đến lượt học sinh phán xét Sự cố sách giáo khoa: ‘Đừng xem trách nhiệm là trái bóng’ Bạo lực học đường: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’ ‘Xếp loại đạo đức nhà giáo theo các thang bậc chuyên môn là không phù hợp’ Giáo dục “đồng phục” giống kê chung một toa thuốc cho tất cả bệnh nhân

TS. Nguyễn Thành Nam cho rằng, nên minh bạch hóa quy trình xét giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia để tăng cường niềm tin của công chúng.

Bộ GD&ĐT vừa công bố 91 dự án đoạt giải trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021. Trong số đó, 12 đề tài giành giải nhất làm “dậy sóng” ở một số diễn đàn về giáo dục, khoa học trên mạng xã hội. Quan điểm của ông về câu chuyện này ra sao?

Sau khi tìm hiểu về các đề tài đoạt giải của cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia trên các phương tiện truyền thông, cá nhân tôi cho rằng các bạn học sinh đã thắng giải một cách hoàn toàn xứng đáng.

Bởi với các đề tài tầm cỡ như thế thường phải do các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp được đào tạo tử tế và có đủ điều kiện về thời gian và kỹ thuật mới có thể thực hiện thành công.

Tuy nhiên, các bạn ấy chỉ đang là học sinh phổ thông, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu, trong điều kiện phải theo học bao nhiêu môn học, chỉ tranh thủ nghiên cứu khi rảnh rỗi mà vẫn có thể đạt được thành tựu cao như vậy thực sự đáng khâm phục.

Nhiều người đặt câu hỏi, đây là cuộc thi dành cho học sinh hay sân chơi của người lớn, khi một số công trình đoạt giải quá cao siêu, “ngang với đề tài tiến sĩ”?

Cần lưu ý, để có thể nhiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nào cần phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó. Ngoài ra, còn phải có phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng căn bản như sử dụng thiết bị nghiên cứu chuyên ngành.

Để đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không phải chuyện đơn giản. Chẳng hạn như để nghiên cứu công nghệ nano thì ngoài việc phải có kiến thức nền về công nghệ nano, nghiên cứu viên cần phải biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định kích thước hạt, kính hiển vi điện tử, các thiết bị đo lường.

“Để nâng cao chất lượng giải thưởng và có được niềm tin của công chúng, đơn vị tổ chức cần minh bạch hóa quá trình xét giải. Thay vì đánh giá kết quả cuối cùng, ban tổ chức cần kiểm soát kỹ hơn quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là vai trò, mức độ tham gia, nhiệm vụ cụ thể của các bạn học sinh”, TS. Nguyễn Thành Nam.

Hoặc để nghiên cứu chữa bệnh ung thư thì ít ra cũng phải hiểu về bệnh ung thư như một bác sĩ bình thường, mà chúng ta biết là bác sĩ bình thường cũng phải học bao nhiêu năm mới đủ điều kiện làm việc.

Cho nên, các bạn học sinh đoạt giải phải thực sự rất giỏi. Mặc dù vẫn có hoài nghi về sự công chính, minh bạch của kỳ thi, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy kỳ thi có gì khuất tất. Thế nên trước hết chúng ta cần ghi nhận thành quả nghiên cứu của các em.

Với những kết quả đã công bố, kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc gia đã mang lại giá trị rất lớn trong việc tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các tài năng khoa học trẻ cho đất nước.

Có nhiều ý kiến đề nghị nên bỏ cuộc thi này vì nó có dấu hiệu chạy theo thành tích, nhất là khi Bộ GD&ĐT có quy định tuyển thẳng đại học với các học sinh có dự án đoạt giải cao, ông nghĩ sao?

Tôi cho rằng, những nghi ngờ về sự trung thực của kỳ thi cũng không phải là không có lý, nhất là trong điều kiện nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều sự gian lận đã và đang diễn ra trong nghiên cứu khoa học ở nước ta. Ngay trong lĩnh vực đào tạo tiến sĩ, có không ít nghiên cứu sinh không trực tiếp nghiên cứu mà toàn do thầy hướng dẫn làm hộ.

Xem thêm: Khoa Pháp Đại Học Ngoại Ngữ Và Văn Hóa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Cứ vài tháng lại hẹn gặp để nghe thầy báo cáo tiến độ công việc và cập nhật kết quả nghiên cứu. Bài báo khoa học và luận án cũng do thầy viết hộ. Nghiên cứu sinh chỉ việc chờ đến khi thầy hoàn thành nghiên cứu thì đứng ra bảo vệ là xong. Đó cũng là cách làm giàu của không ít nhà khoa học có danh phận và uy tín hiện nay mà người trong giới nghiên cứu đều biết.

Do đó, việc các bạn học sinh còn đang học phổ thông đã có thể thực hiện thành công các đề tài tầm cỡ như vậy rất dễ khiến cho công chúng nghi ngờ.

Tất nhiên, nếu nhìn ra nước ngoài có thể thấy học sinh phổ thông ở các nước phát triển cũng đã tham gia vào những đề tài nghe rất “đao to búa lớn” như ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào ung thư và đoạt giải quốc gia hẳn hoi. Nhưng điều kiện kỹ thuật và môi trường khoa học của họ khác hẳn ta nên cũng khó so sánh.

Theo tôi, tốt nhất ban tổ chức nên lắng nghe để điều chỉnh và minh bạch hóa quy trình xét giải để tăng cường niềm tin của công chúng.

Tiến sĩ Nam trong một giờ dạy lớp 1 bằng phương pháp Công nghệ giáo dục. (Ảnh: NVCC)

Có thể nói, giải thưởng cuộc thi sẽ là sự ghi nhận đáng trân trọng về tài năng và sự nỗ lực của các em nếu nó diễn ra trung thực. Tuy nhiên sẽ là mối họa cho giáo dục nếu như có sự gian dối. Làm sao để những cuộc thi không bị biến tướng, theo ông?

Tôi cho rằng để nâng cao chất lượng giải thưởng và có được niềm tin của công chúng, đơn vị tổ chức cần minh bạch hóa quá trình xét giải. Thay vì đánh giá kết quả cuối cùng, ban tổ chức cần kiểm soát kỹ hơn quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là vai trò, mức độ tham gia, nhiệm vụ cụ thể của các bạn học sinh.

Việc này hoàn toàn có thể làm được vì nghiên cứu khoa học là một quá trình lâu dài với những công việc rất cụ thể. Bắt đầu từ khâu lựa chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu, lựa chọn phương pháp, hoạt động thu thập dữ liệu thực nghiệm và đo lường, quá trình xử lý và phân tích dữ liệu, cuối cùng là việc công bố kết quả nghiên cứu đều phải được lưu trữ lại thông tin làm minh chứng để khi cần có thể giải trình trước hội đồng.

Hội đồng xét giải cần phải xem xét kỹ lưỡng và có thể yêu cầu đưa ra minh chứng để giải trình về bất cứ khâu nào của nghiên cứu các bạn học sinh có tham gia.

Cuối cùng, phải minh bạch hóa danh sách hội đồng xét giải để gắn trách nhiệm và uy tín của các nhà khoa học trong ban giám khảo với các lựa chọn của họ trước đồng nghiệp và công chúng. Nếu làm kỹ được như vậy chắc chắn kỳ thi này sẽ phát triển lành mạnh, có được niềm tin của công chúng.

Xin cảm ơn ông!

TS Nguyễn Thành Nam là giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; Giáo viên trên Truyền hình Giáo dục Quốc Gia VTV7; Dạy học trực tuyến trên Hocmai.vn; Sáng lập chương trình Hội thảo Học thông minh. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tính đến nay, ông Nam đã thực hiện được hơn 40 hội thảo cho học sinh về Phương pháp Học thông minh và hơn 10 hội thảo đào tạo giáo viên về Kỹ thuật dạy học hiện đại.

Trước đó, Bộ GD&ĐT công bố 12 đề tài giành giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh khiến dư luận nghi vấn về tính trung thực.

Một số dự án được đặt câu hỏi có quá sức với học sinh cấp III, như đề tài “Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hóa eNOS trên tế bào ECV304 từ một số loài làm thuốc thuộc chi Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vữa động mạch” của nhóm học sinh ở Hải Phòng.

Hay dự án “Cải tiến peptit polybia-mp1 để ứng dụng trong điều trị ung thư” cũng được một số ý kiến đặt dấu hỏi liệu có sự hỗ trợ của người lớn có chuyên môn hay không?

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), đã có những nguyên tắc, quy định cụ thể trong việc chấm giải. Trong đó, ban giám khảo không chỉ chấm dựa trên sản phẩm được trưng bày mà còn đánh giá trên hồ sơ để biết quy trình thực hiện. Đặc biệt là chấm dựa trên phỏng vấn trực tiếp học sinh.

Xem thêm: Khóa Học Thuyết Trình Miễn Phí Về Kĩ Năng Thuyết Phục & Giao Tiếp

Nếu sản phẩm không do học sinh thực sự làm thì sẽ lộ ngay ở quá trình phỏng vấn, phản biện. Trong tiêu chí chấm giải cũng có barem điểm rất rõ, trong đó có điểm dành cho việc trình bày, trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *