Giai đoạn 1966-1975

Năm 1965, do điều kiện chiến tranh, Thư viện KH&KT Trung ương phải phân tán hoạt động: Cơ sở chính tại Hà Nội và các cơ sở sơ tán nằm rải rác tại 4 tỉnh (An toàn khu tại Tuyên Quang, Vĩnh Phú – nay là Vĩnh Phúc, Hà Bắc – nay là Bắc Ninh và Hà Sơn Bình – nay là Hoà Bình) nhưng các cán bộ của Thư viện đã cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Năm 1968, Thư viện được tách thành 2 đơn vị: Thư viện Khoa học Xã hội – thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội và Thư viện KH&KT Trung ương – thuộc Ủy ban KH&KT Nhà nước. Thư viện có khoảng trên 250.000 đầu sách và 5.000 đầu tạp chí với tỷ lệ 97% tài liệu bằng tiếng nước ngoài và là kho tài liệu phong phú nhất cả nước trong thời gian này. Cùng với việc tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin KH&KT và để đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu của các cơ quan, tổ chức khoa học các cấp, các ngành và các địa phương, Thư viện còn thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ cho thư viện KH&KT ở các tỉnh/thành phố miền Bắc.

Đang xem: Cục thông tin khoa học công nghệ quốc gia

Giai đoạn 1976-1990 VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG Giai đoạn 1961-1965 Giai đoạn 1966-1972

Giai đoạn 1973-1990

Sau Hội nghị Thông tin KH&KT toàn quốc lần thứ hai được tổ chức thành công vào tháng 3/1977, mạng lưới cơ quan thông tin KH&KT đã được củng cố và mở rộng trong phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1986, mạng lưới này đã bao quát hầu hết các ngành kinh tế và lĩnh vực KH&KT ở cả trung ương và địa phương với tổng số hơn 250 đơn vị. Công tác thông tin KH&KT đã trở thành một hoạt động mang tính xã hội, đạt được nhiều thành tựu và có đóng góp tích cực phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và sản xuất. Được sự chỉ đạo của Ủy ban KH&KT Nhà nước, sự hưởng ứng của các cơ quan thông tin KH&KT trong mạng lưới cùng lãnh đạo các ngành, địa phương, Viện Thông tin KH&KT Trung ương đã kiên trì, chủ động củng cố, mở rộng mạng lưới và từng bước xây dựng hệ thống thông tin KH&KT quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện đã triển khai thành công việc kết nối và truy cập thường xuyên tới các cơ sở dữ liệu từ xa qua vệ tinh liên lạc Intersputnik theo tuyến Hà Nội – Intersputnik – Moskva.

TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

*

Giai đoạn 1990-1995

Giai đoạn 1996-1999 Để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về KH&CN, Trung tâm đã triển khai biên soạn Dự thảo Chiến lược tăng cường công tác thông tin KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhiệm vụ đến năm 2000.

Xem thêm: Kế Hoạch Tổ Chức Hội Thảo Khoa Học, Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hưng Yên

Bản Chiến lược này đã được thảo luận tại Hội nghị Thông tin KH&CN của toàn ngành tại Đà Lạt. Nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ, Trung tâm đã đẩy mạnh dịch vụ phục vụ thông tin có thu, ký kết hợp đồng thông tin trọn gói với các ngành và địa phương. Thông qua đó, tiềm lực tin học của Trung tâm đã được gia tăng đáng kể. Mạng thông tin khoa học, công nghệ và môi trường quốc gia với giao thức Internet đã được thiết lập, tạo điều kiện cho việc truy nhập rộng rãi các CSDL trong và ngoài hệ thống. CSDL toàn văn cũng bắt đầu được triển khai tại Trung tâm. Các phòng đọc tại Thư viện đều có máy tính để tra cứu, phòng đọc đa phương tiện được thành lập. Trung tâm đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng và nhà cung cấp nội dung thông tin trên Internet. Giai đoạn 2000-2004 Với những đổi mới có tính đột phá, các hoạt động trong thời gian này nhằm tạo đà cho những bước chuyển biến căn bản và đưa công tác thông tin KH&CN lên một tầm cao mới. Năm 2003, Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gia được đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

Giai đoạn 2005-2009 CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

** *

THÀNH TÍCH

Trong quá trình hoạt động phát triển trên 50 năm, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên tâm huyết, được đào tạo bài bản có trình độ cao, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (trước đây là Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) đã có nhiều đóng góp to lớn cho các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước như:

Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam;

Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức thông tin, thư viện KH&CN rộng khắp trong cả nước, phục vụ tích cực cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, sản xuất, kinh doanh;

Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin và tri thức KH&CN phục vụ công cuộc xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KH&CN trong sản xuất và đời sống;

Hình thành và tăng cường dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, góp phần tích cực vào hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam;

Xây dựng và phát triển tiềm lực thông tin KH&CN; hiện đại hoá hạ tầng mạng thông tin KH&CN.

Xem thêm: Khoa Công Nghệ Thông Tin Đại Học Xây Dựng, Trường Đại Học Xây Dựng

Với những thành tích như vậy, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu và phần thưởng cao quý:

Huân chương Độc lập hạng Ba

*

02 Huân chương Lao động Hạng Nhất

*
*

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

*

Cờ của Chính phủ tặng “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”

*

Cục cũng được nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *