*

Đang xem: Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ đưa loài người đến

*

*

*

Xem thêm: Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh Nguyễn Đình Thọ

*

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội và định hướng xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với chủ nghĩa Mác-Lenin, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Xem thêm: Danh Sách Trúng Tuyển Đại Học Bách Khoa Tphcm 2017 : Trường Đh Bách Khoa Tp

Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh chính là: “”Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”. Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng,vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có công ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được phát triển toàn diện.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội””. Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến”. Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân.Những điều kiện đảm bảo cách mạng thành công, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, truớc hết phải có Đảng. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới công tác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trí tuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là nguời lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính là nhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bác nói: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”. Theo Bác, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phát huy tính tích cực, chủ động của toàn dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nuớc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người là yếu tố quyết định. Do đó, Bác đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác đòi hỏi phải giáo dục, đào tạo con người một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là giáo dục, rèn luyện về đạo đức.Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Đổi mới” được thể hiện đầy đủ trong toàn bộ tiến trình cũng như nội dung các văn kiện tại Đại hội, khẳng định mục tiêu xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện sâu sắc sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội khẳng định, trong thời kỳ mới, chúng ta phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự tiếp tục, trung thành với con đường, mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và là hiện thực hóa mục tiêu đó trong cuộc sống hiện thực.Trên cơ sở đó, Đại hội XII xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”. Đó là sự kiên định, trung thành và cụ thể hóa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta.Trong khi nhấn mạnh đến xây dựng và phát triển kinh tế, nhưng Đảng ta luôn đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội XII của Đảng xác định rõ: “Phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta quyết tâm: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.Đảng ta nhất quán quan điểm: “xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.Để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”.Văn kiện Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân”.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ “Phát huy dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân”. Quan tâm, chú trọng đến xây dựng con người Việt Nam mới có đủ đức, trí, thể, mĩ, Đại hội đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” và “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”.Mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, nhân dân ta đã và đang đi là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Đại hội XII của Đảng tiếp tục kiên định và hiện thực hóa mục tiêu, con đường ấy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *