Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-ViệtViệt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-KhmerViệt-Việt

Đang xem: Chủ nghĩa chủng tộc là phản khoa học

*
*
*

học thuyết phân biệt chủng tộc

*

học thuyết dựa trên nhận thức sai lầm về khoa học và phản động về chính trị. Tư tưởng chủ đạo của học thuyết này cho rằng loại hình nhân chủng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của con ngưòi và các dân tộc. Những người theo học thuyết này chia loài người ra làm hai chủng tộc: 1) Chủng tộc hạ đẳng, dòng máu không thuần nhất, lạc hậu, dường như sinh ra để làm nô lệ. 2) Chủng tộc thượng đẳng, thuần khiết về dòng máu, thông minh, siêu việt, dường như sinh ra để thống trị và đi khai hóa văn minh cho các dân tộc chậm tiến. Tiêu biểu cho chủng tộc thượng đẳng là tộc người Ariăng (Ariani) da trắng trước đây và trong thời cận hiện đại là người Đức. Những mầm mống của học thuyết này xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người. Ở Châu Âu, thời chiếm hữu nô lệ, người Hi Lạp và La Mã đã tự cho mình là văn minh, còn các dân tộc khác là dã man. Ở phương Đông cổ đại, các vị hoàng đế cũng xem mình là con trời, còn các dân tộc xung quanh là man di. Đến giữa thế kỉ 19, học thuyết này được phát triển hoàn chỉnh trong tác phẩm của một nhà quý tộc Pháp là Gôbinô J. A. (J. A. Gobineau, 1853), nhan đề “Khảo luận về sự bất bình đẳng của các chủng tộc của loài người”. Trong tác phẩm này, Gôbinô đã nêu ý kiến cho rằng nguyên nhân chính và cơ bản làm cho vận mạng lịch sử của các dân tộc khác nhau chính là sự khác biệt về chủng tộc. Đó là nhân tố quan trọng nhất của động lực phát triển tiến hoá từ trước đến nay. Sự pha trộn của các dòng máu của chủng tộc thượng đẳng và hạ đẳng sẽ dẫn đến sự tiêu vong các nền văn minh nhân loại do người da trắng tạo nên, vv.

Xem thêm: Lập Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Đúng Chuẩn, Các Bước Làm Bài Nghiên Cứu Khoa Học

Xem thêm: Phòng Khám Nam Khoa Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Chi Phí Khám Nam Khoa Bv Đại Học Y Dược Tphcm

Những tư tưởng biện minh cho sự thống trị thế giới của người Châu Âu da trắng nói chung và của người Đức nói riêng đã được giới quân phiệt Đức vào cuối thế kỉ 19 hưởng ứng nhiệt liệt và phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nước Đức lúc bấy giờ, lấy nó làm vũ khí tư tưởng để phát động Chiến tranh thế giới I và II. HTPBCT cực kì phản động về chính trị. Mọi người đều biết, chỉ riêng Chiến tranh thế giới II đã làm cho 50 triệu người thiệt mạng. Hàng triệu người Do Thái và Xlavơ trở thành đối tượng diệt chủng của phát xít Đức. Học thuyết ấy cũng hoàn toàn sai lầm về phương diện khoa học. Từ khi con người hiện đại Hômô Xapiêng (Homo Sapiens) ra đời, dần dần hình thành ba đại chủng: Môngôlôit (Mongoloid), Ơrôpôit (Europoid), Nêgrô – Ôxtralôit (Negro – Australoid). Về phương diện chủng tộc, con người khác nhau là ở các yếu tố bên ngoài như màu da, tóc, chiều cao, hình dáng sọ, vv. Còn về mặt trí tuệ, thì con người dù thuộc đại chủng nào cũng đều có khả năng phát triển như nhau. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng không có chủng tộc gọi là hạ đẳng, cũng không có chủng tộc gọi là thượng đẳng. Nhân chủng học cũng đã khẳng định rằng, do kết quả của sự giao lưu kinh tế – văn hoá từ xa xưa, ngày nay trên thế giới không có bất kì dân tộc nào thuần khiết về dòng máu cả. Với sự thất bại trong Chiến tranh thế giới II của phát xít Đức, học thuyết phân biệt chủng tộc Đức đã đi vào con đường phá sản. Tuy nhiên tư tưởng phân biệt chủng tộc vẫn còn đất sống ở một số nơi trên thế giới. Ở Hoa Kì, nó là cơ sở tư tưởng cho sự ra đời của học thuyết tâm lí – chủng tộc Hoa Kì. Nếu ở Đức chủ nghĩa chủng tộc được thể hiện lộ liễu dưới dạng sinh vật – chủng tộc, thì ở Hoa Kì nó được khoác bên ngoài bằng chiếc áo tâm lí, nên gọi là chủ nghĩa tâm lí – chủng tộc (x. Trường phái tâm lí – chủng tộc Hoa Kì). Tiếp tục dưới dạng lộ liễu trắng trợn, học thuyết này vẫn là vũ khí tư tưởng cho các tổ chức tân phát xít ở một số nước hiện nay trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *