Nội dung 1: Khái niệm, chức năng, đặc trưng của chính trị là gì?Như chúng ta đã được biết “Chính trị” là một trong bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực bao hàm những quan hệ, hiện tượng, những hình thức, khía cạnh khác nhau. Ở mỗi khía cạnh, mỗi hình thức biểu hiện của nó lại dẫn tới một cách hiểu, các cảm nhận khác nhau, do đó thuật ngữ “chính trị” mặc dù đã được đưa ra bàn cải từ rất sớm nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa thống kê được đầy đủ các quan điểm, định nghĩa khác nhau về chính trị. Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị: Chính trị là nghệ thuật của phép cai trị; là những công việc của chung; là sự thỏa hiệp và đồng thuận; là quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.Dù có những cách hiểu khác nhau, nhưng cái quan trọng nhất cần giải đáp đó là bản chất của chính trị là gì? vấn đề trung tâm của nó ở đâu? kết cấu của chính trị được biểu hiện như thế nào? Về điều này hầu hết các quan điểm chính trị trước Mác vẫn chưa có sự giải thích thoả đáng. Các quan điểm của họ chủ yếu đang dừng lại ở câu hỏi “ai được cái gì? được khi nào? và được như thế nào? chưa chưa đi sâu đánh giá bản chất chính trị Ai là gì?

Đang xem: Chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

*
*

Xem thêm: Sách Giáo Khoa Sinh Học 11 Nâng Cao Hay Nhất, Sách Giáo Khoa

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn ôn thi cao học môn chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Điểm Chuẩn Kỹ Thuật Y Sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Điểm Chuẩn Năm 2020 Ngành Kỹ Thuật Y Sinh

BÀI SOẠN ÔN THI CAO HỌC MÔN CHÍNH TRỊNội dung 1: Khái niệm, chức năng, đặc trưng của chính trị là gì?Như chúng ta đã được biết “Chính trị” là một trong bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực bao hàm những quan hệ, hiện tượng, những hình thức, khía cạnh khác nhau. Ở mỗi khía cạnh, mỗi hình thức biểu hiện của nó lại dẫn tới một cách hiểu, các cảm nhận khác nhau, do đó thuật ngữ “chính trị” mặc dù đã được đưa ra bàn cải từ rất sớm nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa thống kê được đầy đủ các quan điểm, định nghĩa khác nhau về chính trị. Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị: Chính trị là nghệ thuật của phép cai trị; là những công việc của chung; là sự thỏa hiệp và đồng thuận; là quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.Dù có những cách hiểu khác nhau, nhưng cái quan trọng nhất cần giải đáp đó là bản chất của chính trị là gì? vấn đề trung tâm của nó ở đâu? kết cấu của chính trị được biểu hiện như thế nào? Về điều này hầu hết các quan điểm chính trị trước Mác vẫn chưa có sự giải thích thoả đáng. Các quan điểm của họ chủ yếu đang dừng lại ở câu hỏi “ai được cái gì? được khi nào? và được như thế nào? chưa chưa đi sâu đánh giá bản chất chính trị Ai là gì?Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Chính trị về thực chất chính là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế. Với cách hiểu này về chính trị sẽ là cơ sở để hiểu chính trị là một hiện tượng có tính chất lịch sử? ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được.Vậy, vấn đề trung tâm của chính trị là gì? Theo quan điểm của Lênin, đó chính là tổ chức chính quyền nhà nước, do đó, Lênin đã đưa ra cách hiểu về chính trị đó là: “Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước”. Như vậy, định nghĩa trên của Lênin đã cho ta thấy rằng, Chính trị trước hết là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, đó là thời điểm xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi xã hội bắt đầu có sự phân chia về mặt lao động và lợi ích, khi đó giai cấp bắt đầu xuất hiện. Cũng từ đó, cuộc đấu tranh một bên là giai cấp bị tước đoạt hết quyền lợi, đứng lên đấu tranh để đòi lại quyền lợi của mình, một bên là giai cấp nắm giữ về kinh tế và quyền lực, họ sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để xây dựng nên bộ máy bảo vệ và cai trị xã hội theo mục đích của họ, cho nên nhà nước xuất hiện, sự xuất hiện của nhà nước chính là thời điểm đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được. Đây cũng là lý do, vì sao Lênin nhấn mạnh đến vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.* Đặc trưng của chính trị:Chính trị với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính trị có những đặc trưng sau:- Tính giai cấp của quyền lực chính trị: Chính trị xuất hiện gắn liền với sự hình thành giai cấp, và chỉ thông qua các giai cấp mới biểu hiện được quyền lực chính trị; chính trị bao giờ cũng biểu hiện bản chất giai cấp, đó là bản chất của lực lượng cầm quyền, nắm giữ tiếm lực kinh tế và sẳn sàng sử dụng công cụ nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình; Vì chính trị mang bản chất giai cấp cho nên khi vị trí, quan hệ, cấu trúc giai cấp của xã hội có sự thay đổi thì bản chất giai cấp của chính trị cũng sẽ thay đổi. VD: Trong xã hội phong kiến giai cấp quan lại, địa chủ là lực lượng thống trị, nhưng khi xã hội chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản thì giai cấp nắm quyền thống trị lại là những nhà tư sản.; Quan hệ giai cấp biểu hiện rõ nhất trong quan hệ về lợi ích mà trước hết chính là lợi ích kinh tế. – Nhà nước là bộ máy trung tâm của chính trị: Nhà nước ra đời tựa hồ như đứng ngoài xã hội, tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ những giai cấp có thế lực nhất, giai cấp có thế lực về kinh tế mới đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Và cũng thông qua bộ máy nhà nước mà giai cấp thống trị mới về mặt chính trị và có thêm những phương tiện mới để trấn áp giai cấp khác. Cho nên về bản chất nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của giai cấp này dùng để trấn án một giai cấp khác”, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. – Chính trị là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng: Là một bộ phận thuộc kiến trúc tường tầng xã hội nên chính trị sẽ tuân theo những quy luật khách quan vớn có của mối quan hệ giữa nôi dung và hình thức, đó là chiệu sự tác động, quy định của cơ sở hạ tầng, của yếu tố kinh tế. – Chính trị là hiện tượng xã hội phức tạp: sự phức tạp của chính trị được biểu hiện ngay trong đối tượng nghiên cứu của nó chính là toàn bộ đời sống chính trị, là những quy luật vận hành và chi phối của hoạt động chính trị và đặc biệt là phạm vi tác động của nó. Một quyết sách chính trị được ban hành hoặc điều chỉnh đều có phạm vị tác động rất rộng đến tất cả công dân trọng phạm vị một quốc gia, dân tộc.- Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật: Đây vừa là đặc trưng song cũng là yêu cầu của những người làm chính trị. Khoa học chính trị hay hoạt động chính trị bao giờ cũng được tiến hành trên một mô típ nhất định, theo một kết cấu, tổ chức có tính hệ thống và chặt chẽ, do đó người làm chính trị trước hết phải là những người có tri thức, am hiểu về lĩnh vực chính trị, bằng khác thì cũng phải là người có kinh nghiệm trong hoạt động chính trị. Chính trị còn là nghệ thuật, nghệ thuật của người lãnh đạo chính trị. Một chính trị được đánh giá là nhà chính trị giỏi tức là chính trị gia đó đã tiếp cận được đến nghệ thuật và đỉnh cao của chính trị. Nghệ thuật trong chính trị có thể được tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, đó có thể là sử dụng nhân lực, các thu hút nhân tài, hay cách điều hành công việc…* Về chức năng của chính trị:Thứ nhất: Chính trị có chức năng tổ chức, quản lý và điều tiết xã hộiThứ hai là: chức năng Kiểm soát, phân bố lợi ích của giai cấp và các nhóm tổ chức trong xã hộiThứ ba là: Chức năng duy trì sự ổn định và đảm bảo an ninh trận tự xã hộiThứ tư là: Xây dựng và hình thành nên tính tích cực trong xã hội, tính chủ động của công dân khi tham gia quá trình chính trị, bảo đảm cho xã hội phát triển.Thứ năm: Chức năng điều chỉnh các mối quan hệ: từ quan hệ giữa các quốc gia, quan hệ giữa các dân tộc, điều chỉnh con người với tự nhiên Câu 2: Trình bày định nghĩa, đối tượng, chức năng nghiên cứu của khoa học chính trị? Lý giải ý nghĩa của tri thức chính trị?Bài làm: – Khái niệm: Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị xã hội với tư cách là một chỉnh thể độc lập.Chính trị học được nghiên cứu từ khá sớm, ngay từ thời cổ đại, trong các hoạt thuyết của các triết gia ở cả phương đông lẫn phương tây đã sớm xuất hiện những tư tưởng về chính trị và đời sống chính trị. Đó là những quan điểm về nhà nước,về dân chủ, về xã hội công dân, cũng như cách thức, phương pháp cai trị đất nước của nhà cầm quyền. Tiểu biểu trong số những nhà triết gia đó chúng ta có thể kể tới tư tưởng chính của Khổng Tử, Hàn Phi Tử; của Platon hay Aristotler.Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên có cách tiếp cận riêng đến Học thuyết chính trị. Căn bản trong học thuyết của ông là “nhân trị” và ông đề cao vai trò của người cầm quyền mà ông gọi đó là ” người quân tử”. Theo ông muốn trị dân phải sử dụng nhân trị, phải lấy đức nhân để suy xét mọi vấn đề và do đó ông đề cao vai trò làm gương của người quân tử. Người quân tử nên cai trị người dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ bằng tình thương và sự quan tâm.” Niềm tin chính trị của ông gắn chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Ông cho rằng chỉ những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó phải kiên định với địa vị trong xã hội. Ông ta cũng nói rằng “Triều đại tốt cốt ở vua làm tròn bổn phận của vua, bề tôi làm tròn bổn phận của bề tôi, cha làm tròn bổn phận của cha, và con làm tròn bổn phận của con.”Còn với Hàn Phi Tử – xuất phát từ quan điểm bản tính con người là Ác nên, học thuyết trị nước của Hàn Phi đề cao tới sức mạnh của Pháp luật. Với ông người trị nước căn bản phải có ba yếu tố đó là: “Pháp – Thế – Thuật”; Pháp luật trị nước trong quan điểm của ông phải đảm bảo công bằng đối với tất cả mọi người, phải được ban bố công khai; thực hiện theo pháp luật thì cần phải thưởng phạt nghiêm minh. ..Còn với Platon, một triết gia cổ đại Hy Lạp, trong cuốn “Nền cộng Hoà” ông đã cho rằng “tất cả những chế độ chính trị theo truyền thống như (dân chủ,quân chủ, chính thể đầu sỏ, chính thể hào hiệp ) vốn đã đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực: “những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội.” Với Aristotle, ông quả quyết rằng về bản chất, con người là một động vật chính trị. Ông ta cho rằng luân thường và chính trị có liên kết chặt chẽ với nhau, và một đời sống thật sự đạo đức chỉ có thể có ở những người tham gia vào chính trị. Giống như Plato, Aristotle thấy rằng có nhiều hình thức nhà nước khác nhau, và ông cho rằng hình thức “đúng” của nhà nước có thể biến thành một hình thức nhà nước “lệch lạc”, nơi mà thể chế bị mục nát. Theo ông, chế độ quân chủ, có một người cai trị, sẽ biến thành chuyên chế; chế độ quý tộc, với một nhóm nhỏ người cai trị, sẽ biến thành chính thể đầu sỏ; và xã hội có tổ chức (polity) do nhiều người dân cùng cai trị thì sẽ biến thành chế độ dân chủ. Nhìn chính xác hơn về dân chủ mà Aristotle đề cập đến chỉ là chính quyền quần chúng.Sau thời kỳ cô đại, tư tưởng về chính trị học vẫn tiếp tục được các nhà tư tưởng về sau nghiên cứu và bản luận. Niccolò Machiavelli, trong cuốn The Prince (Quân vương), ông đã đề nghị một tầm nhìn thế giới về chính trị để miêu tả các phương pháp thực tế cho chế độ chuyên quyền, quyền lực chính trị. Ông thường được xem là người phản đối quan điểm đạo đức truyền thống đối với người cầm quyền: “đối với Machiavelli, không có nền tảng đạo đức mà ở đó phân xử sự khác nhau giữa việc sử dụng quyền lực hợp pháp hay bất hợp pháp.” Vào thế kỷ 19, John Stuart Mill là người đi tiên phong trong việc dùng khái niệm tự do trong chính trị. Ông ta đã thấy được rằng dân chủ sẽ là sự phát triển chính trị chủ chốt trong thời đại ông ta và trong cuốn Bàn về tự do (On Liberty) của mình, ông đã cổ vũ cho việc bảo vệ tốt hơn các quyền cá nhân và chống lại ảnh hưởng của nhà nước và sự cầm quyền của đa số. Ông ta cho rằng tự do là quyền quan trọng nhất của loài người. Một nhà bình luận cho rằng cuốn Bàn về tự do như là một lời bảo vệ hùng hồn và mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa tự do chúng ta có.”Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và tuyên bố rằng chúng ta không thể chắc chắn rằng ý kiến mà chúng ta cố gắng ngắt lời là ý kiến sai trái, và nếu chúng ta chắc chắn như vậy thì việc ngắt lời vẫn là điều sai quấy.”Mặc dù trong lịch sử đã có nhiều quan điểm khác nhau về chính trị học, song chính trị học với tư cách là một ngành khoa học độc lập được hình thành tương đối muộn vào cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX ở Phương Tây; Đó là thời điểm mà trong lịch sử tư tưởng xã hội quan điểm về nhà nước dân tộc phát triển mạnh, gắn với nó là các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và hệ thống học thuyết về chính trị của Chủ nghĩa Mác. Về sau tư tưởng chính trị học lại tiếp tục được nghiên cứu, nhất là sau chiến tranh thế giới thư 2, khoa học chính trị lại tiếp tục có những bước phát triển mới nhằm giải đáp cho những vấn đề về dân chủ, dân quyền, về quyền tự quyết của các quốc gia để tránh thảm hoạ của một cuộc đại chiến khác.Ở Việt Nam chính trị học xuất hiện khá muộn vào những năm 90 của thế kỷ 20 và tiếp tục phát triển mạnh cho đến ngày nay. – Đối tượng nghiên cứu chính tri học: Chính trị học nghiên cứu đời sống chính trị của xã hội một cách toàn diện. Nó không giới hạn ở những phạm vi, khía cạnh nhất định.. mà là toàn bộ đời sống chính trị. Do đó, bản thân Chính trị học cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: Tuỳ theo, mục đích, phương pháp tiếp cận mà chính trị học được xem xét ở rất nhiều góc đó. Đó có thể triết học về chính trị, xã hội học chính trị; nhân học chính trịSong, với bản thân là bộ môn khoa học về chính trị. Chính trị học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình đó là:+ Chính trị học nghiên cứu toàn bộ đời sống chính trị như một chỉnh thể. Ở phương diện này chính trị học là khoa học đại cương tổng hợp nghiên cứu toàn bộ hiện tượng chính trị; đặt các hiện tượng đó trong sự vận động và phát triển của đời sống chính trị. Chính trị học cố gắng phát hiện, nhận thức và vận dụng những quy luật, những vấn đề có tính quy luật chi phối sự vận động và biến đổi của toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội.+ Vấn đề trung tâm, then chốt, và trực tiếp nhất của Chính trị học nghiên cứu phạm trù quyền lực chính trị. Vấn đề khoa học và nghệ thuật trong nhận thức, tổ chức và chỉ đạo việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. – Chức năng của chính trị học: Chính trị học là khoa học nằm trong hệ thống các các khoa học nghiên cứu về chính trị. Chính trị học có những chức năng chủ yếu đó là: + Chức năng mô tả, cung cấp những cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu hệ thống chính trị.+ Chính trị học cung cấp thông tin, phương pháp luận cho đời sống chính trị+ Chức năng khai sáng: khoa học chính trị có chức năng phổ biến, truyền đạt các tri thức chính trị, hiểu biết chính trị cho nhân dân. Làm cho nhân dân hiểu sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối lãnh đạo, điều hành của một hệ thống chính trị.+ Chức năng xã hội hoá của chính trị: xã hội hoá chính trị là quá trình cá nhân tiếp thu những tư tưởng chính trị, các đặc điểm chính trị của một môi trường chính trị nhất định để thực hiện vai trò của mình trong xã hội đó. Hay nói cách khác chức năng xã hội hoá chính trị sẽ giúp cho mỗi cá nhân hình thành tính tích cực của mình trong thực hiện vai trò của mình trong xã hội. Đó là niềm tin chính trị, hành động chính trị. Xã hội hoá chính trị là cơ sở tạo nên bản sắc chính trị của mỗi cá nhân.+ Chức năng dự báo của chính trị: Bằng việc nghiên cứu các quá trình chính trị, các hiện tượng chính trị diễn ra trong đời sống xã hội. Khoa học chính trị có khả năng đưa ra những dự báo, diễn biến, xư hướng xẩy ra trong đời sống chính trị.- Vận dụng: Lý giải ý nghĩa của tri thức chính trịTri thức chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của tri thức xã hội nói chung. Nếu tri thức của xã hội loài người nói chung là sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, thì tri thức chính trị là toàn bộ sự hiểu biết có hệ thống của con người về đời sống chính trị. V.I.Lênin đã từng nói: Người mù chữ đứng ngoài chính trị. Nghĩa là, phải có trình độ hiểu biết nhất định về học vấn chính trị từ đó quan tâm và thông qua thực tiễn hoạt động chính trị mới hình thành kinh nghiệm chính trị.Tri thức chính trị bao gồm toàn bộ những quan hệ bên trong giữa hai lĩnh vực cơ bản đó là: Học vấn chính trị và kinh nghiệm chính trị. Hai lĩnh vực cơ bản này quan hệ biện chứng, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau tạo nên cấu trúc của tri thức chính trị. Học vấn chính trị là hệ thống kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị, lý thuyết xây dựng các thể chế, khoa học và thuật thực thi chính trị, các lý thuyết về công nghệ chính trị của con người. Kinh nghiệm chính trị được đúc rút từ thực tiễn hoạt động chính trị. Kinh nghiệm chính trị và học vấn chính trị hoà quyện vào nhau tạo thành sức mạnh chính trị, định hướng quan hệ của chủ thể trong hệ thống chính trị. Tri thức khoa học cơ bản càng đạt tới tính khách quan bao nhiêu, càng có vai trò.Vì thế, Việc nắm bắt tri thức chính trị sẽ giúp cho.+ Với tư cách là một công dân chính trị: + Với tư cách là một cán bộ công chức đang công tác tại..Câu 3. Nêu và phân tích định nghĩa, đặc trưng và phân loại quyền lực? Cơ sở của sự xuất hiện quyền lực là gì?Quyền lực là một phạm trù cơ bản trong chính trị học, và cũng là khái niệm gây ra không ít những cuộc tranh luận, những quan điểm khác nhau. Tuy theo cách tiếp cận vấn đề mà các học giả đưa ra những quan điểm riêng của mình.Rútsô (Russel) một nhà xã hội học người Anh thì cho rằng: “Quyền lực là khả năng tạo ra các sản phẩm một cách có chủ ý”; Rôbớt Đan (Robert Dahl) học giả người Mỹ lại cho rằng: Quyền lực là cái mà nhờ đó người khác phải phục tùng.Hay Tốplơ (A. Toffer) lại cho rằng: “Quyền lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta”. Theo bách khoa từ điển Liên Xô thì định nghĩa “Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi của người khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, sức mạnh”.Tất cả những quan điểm, những định nghĩa trên về quyền lực cho thấy, dù có những cách tiếp cận khác nhau, song điểm chung của các nhà khoa học đều cho thấy quyền lực là năng lực buộc người khác phải hành động theo ý của mình nhờ một sức mạnh nào đó. Tuy nhiên, các quan điểm trên cũng bộc lộ những hạn chế rất cơ bản đó là họ xem xét quyền lực trên phương diện là quyền lực cá nhân, chứ chưa xem xét quyền lực trên phương diện là quyền của các quan hệ giai cấp, của các lực lượng xã hội, quyền của một quốc gia.Xuất phát từ quan điểm quyền lực không chỉ là là quan hệ cá nhân, của một lực lượng xã hội nào đó, mà còn là quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, giữa các quốc gia với nhau. Trong quan hệ đó, bao giờ cũng xác định hành vi của hai chủ thể đó là chi phối và bị chi phối hay chỉ huy ra ra lệnh và tuân thủ phục tùng. Người ta đã đưa ra một cách hiểu tương đối hoàn chỉnh về quyền lực:Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.Như vậy, với cách hiểu này cho ta thấy, đặc trưng cơ bản nhất của quyền lực chính trị là quan hệ giữa chủ thể chi phối và chủ thể bị chi phối mà ít nhất là hai chủ thế xác định, là quan hệ giữa chỉ huy ra lệnh và tuân thủ phục tùng. Trong quan hệ đó chủ thế này chi phối chủ thể khác được thông qua hay thực hiện bằng uy tín, vị thế hay sức mạnh nào đó trong quan hệ xã hội. Thồng thường trong xã hội có giai cấp thì quyền lực đó được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước do giai cấp có ưu thế điều hành.Quyền lực là quan hệ phổ biến trong đời sống xã hội, do đó người ta có thể phân quyền lực theo nhiều loại khác nhau:Phân loại theo sự thay đổi của tiến trình lịch sử: Người ta chia ra quyền lực thành: Quyền lực công trong công xã nguyên thuỷ, thần quyền, vương quyền, pháp quyền, nhân quyền.Phân loại theo phương thức thực hiện: có quyền lực bằng bạo lức, quyền lực bằng trí tuệ, quyền lực bằng của cải, quyền lực bằng uy tín..Phân loại theo đời sống xã hội: Có quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực văn hoá, quyền lực đạo đức, quyền lực văn hoá..Cơ sở khách quan của sự xuất hiện quyền lực:Có thể khẳng định rằng, quyền lực xuất hiện từ rất sớm, nếu không nói là cùng với sự xuất hiện nay cả khi con người chưa xuất hiện. Đó là thứ quyền lực được xuất hiện ở những loài động vật bặc cáo. Trong quá trình tồn tại, nhiều loại động vật bặc cao đã biệt dựa vào sức mạnh thể lực của mình để đảm bảo một sự thống trị nào đó trong bầy đàn. Nhưng không giống như động vật, ở con người bằng những hoạt động có ý thức. Quyền lực của con người được xuất hiện cùng với những biến đổi nhất định của đời sống xã hội, đó là thời điểm mà trong xã hội có sự phân chia thành từng nhóm người, từng vùng lãnh thổ khác nhau thì xã hội bắt đầu xuất hiện quyền lực. Tuy nhiên, quyền lực được hiểu theo nghĩa là quyền lực của một giai cấp, một quốc gia, dân tộc thì nó chỉ xuất hiện và gắn liền với sự tan ra của chế độ công xã nguyên thuỷ thay vao đó là sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ. Tức xã hội có sự phân chia

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *