Đơn giá bán: 98 000 đ
VAT: Liên hệ
Model:
Hãng SX:
Tình trạng: Hết hàng Bảo hành: 0 Tháng

Đặt mua sản phẩm ‣

Đang xem: Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

*

Nhà xuất bản Tri thức Tầng 1 – Tòa nhà VUSTA – 53 Nguyễn Du – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: Bảng Câu Hỏi Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Xây Dựng Bảng Hỏi Nghiên Cứu

*
84 – 024 – 39454661
*
lienhe

Xem thêm: Khoa Kinh Tế Đại Học Quốc Gia Tphcm, Đại Học Kinh Tế

thietbihopkhoi.com

*
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

Tác giả: Thomas Kuhn

Dịch giả: Chu Lan Đình

Tủ sách: Tinh hoa

Số trang: 422 trang

Khổ sách: 12 x 20 cm

II. GIỚI THIỆU SÁCH

I. Tác giả:

Cùng với Feyerabend (mất tháng Hai, 1994) và Popper (mất tháng Chín, 1994), có thể nói Thomas Kuhn là một trong ba khuôn mặt lớn nhất của triết học khoa học cuối thế kỷ XX. Cũng như nhiều triết gia khoa học khác của thế kỷ XX, Kuhn xuất thân là một nhà khoa học. Ông ra đời ngày 18 tháng Bảy năm 1922 ở Cicinnati thuộc bang Ohio, Mỹ, con của Samuel L. Kuhn, một kỹ sư công nghiệp và Minett Strook Kuhn. Kuhn nhận bằng cử nhân vật lý tại Đại học Havard năm 1943. Năm 1946, ông nhận bằng thạc sĩ và năm 1949 nhận bằng tiến sĩ cùng tại ngôi trường này. Theo gợi ý của hiệu trưởng Đại học Havard lúc bấy giờ là James Conant, ông nhận giảng dạy môn Lịch sử Khoa học tại trường từ năm 1948 đến năm 1956. Sau khi rời Havard, Kuhn chuyển về Đại học California ở Berkeley nhận giảng dạy cho hai khoa Triết học và Lịch sử Khoa học. Năm 1961 ông được phong hàm Giáo sư Lịch sử Khoa học, tại đây ông đã viết và cho xuất bản (1962) công trình quan trọng và gây nhiều ảnh hưởng nhất của mình: Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học. Năm 1964 ông chuyển sang giảng tại Đại học Princeton với chức danh Giáo sư Triết học và Lịch sử Khoa học trên ghế danh dự của M. Taylor Pyne. Năm 1979, ông chuyển về Học viện Công nghệ Massachusetts và giảng dạy tại đó với chức danh Giáo sư Triết học và được ngồi vào ghế giáo sư danh dự mang tên Laurence S. Rockefeller từ năm 1983 đến năm 1961. Ông tạ thế ngày 17 tháng Sáu năm 1996 ở Cambridge do căn bệnh ung thư phế quản

II. Tác phẩm:

Cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học được Kuhn viết và cho xuất bản vào năm 1962, lúc đầu được đăng tải như một mục trong bộ Bách khoa Thư Khoa học Thống nhất <International Encyclopedia of Unified Science> do các nhà duy thực chứng của Câu lạc bộ Wien ấn hành.

Khác với quan niệm về tính phản nghiệm của Karl Popper, trong cuốn sách của mình, Kuhn muốn chứng minh rằng các lý thuyết khoa học trong lịch sử không hề bị loại bỏ khi chúng tỏ ra sai, mà chỉ đến khi nào chúng được thay thế. Sự thay thế này là một hiện tượng “xã hội” đòi hỏi phải có sự tham gia của cả một cộng đồng các nhà nghiên cứu, cùng thống nhất với nhau về một quy trình xoay quanh việc giải thích một số hiện tượng hoặc một số thí nghiệm nhất định. Cộng đồng này có một cấu trúc đặc thù riêng (các cuộc tọa đàm, hội thảo, các ấn phẩm…). Trong lịch sử, theo ông, không hiếm khi xảy ra trường hợp nhiều trường phái cùng tồn tại trong một mối quan hệ đối lập, và ở một mức độ tương đối, họ không hề biết tới công việc của nhau.

Dấu ấn của Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học cho đến giờ này vẫn chưa hề phai nhạt và tính thời sự của nó vẫn còn nguyên vẹn. Công trình của Kuhn ngày nay vẫn được sử dụng khá triệt để trong khoa học xã hội, chẳng hạn trong những tranh cãi về Quan hệ Quốc tế của các trường phái hậu thực chứng. Khái niệm “mẫu hình” của ông dường như là một khái niệm cơ bản của môn Xã hội học về Tri thức Khoa học. Có thể nói không ngoa rằng hiếm có sinh viên thuộc các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn nào không nghe nói đến Thomas Kuhn và lý thuyết về “mẫu hình” của ông. Cho đến cuối thế kỷ XX, cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học có lẽ là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và số lượng phát hành bằng tiếng Anh lên đến hàng triệu bản. Cho đến nay, theo thống kê của một số tạp chí, đây là một trong những cuốn sách được các tác phẩm triết học trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó vào năm 1962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm 1930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *