*

Bài: Thiết kế và chế tạo vi động cơ từ trở chuyển mạch hai pha

Tác giả: Đặng Phước Vinh, Ngô Thanh Nghị, Võ Như Thành, Đoàn Lê Anh

Mục đích của bài báo là thiết kế và chế tạo vi động cơ hai pha từ trở chuyển mạch (ĐCTTCM) với đường kính stator 1mm. Bởi vì đường kính của động cơ chỉ là 1mm, nên việc thiết kế động cơ ba pha hay nhiều pha hơn rất khó khăn. Vì vậy, việc chế tạo động cơ hai pha dể dàng hơn vì số lượng cuộn dây ít và cấu trúc động cơ khá đơn giản. Tuy nhiên, độ gợn sóng của momen là nhược điểm của loại động cơ này. Rotor được thiết kế bằng phương pháp tối ưu hình học Topo vì vậy động cơ sẽ đạt được momen xoắn lớn và độ gợn sóng momen nhỏ. Công nghệ vi cơ điện tử được sử dụng để chế tạo động cơ bao gồm rotor và stator. Các tính năng của động cơ được đánh giá bằng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn ba chiều. Động cơ có thể đạt được tốc độ tối đa là 9800 vòng/phút,momen xoắn 0.0719μNm và độ gợn sóng momen là 15.5%khi cấp dòng điện 1A.

Đang xem: Cách viết tóm tắt bài báo khoa học

Bài: Hoàn thiện cấu trúc điều khiển phi tuyến động cơ xoay chiều ba pha dựa trên nguyên lý hệ phẳng

Tác giả: Phạm Tâm Thành, Nguyễn Phùng Quang

Bài báo góp phần hoàn thiện cấu trúc điều khiển phi tuyến cho động cơ xoay chiều ba pha (động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc và động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu) dựa trên nguyên lý hệ phẳng. Xuất phát từ tư tưởng chủ đạo và cấu trúc tổng quát của một hệ thống khi thiết kế điều khiển theo nguyên lý hệ phẳng, dựa vào các cấu trúc thiết kế điều khiển dựa trên nguyên lý hệ phẳng cho động cơ xoay chiều ba pha, các tác giả bổ sung thêm khâu thiết lập quỹ đạo phẳng cho mạch vòng dòng điện để hoàn thiện cấu trúc điều khiển cho lớp đối tượng này. Các kết quả mô phỏng đã chứng minh cấu trúc đưa ra là khả thi.

Bài: Nghiên cứu xây dựng mô hình bù sai số động lực học cho máy đo tọa độ dạng cầu trục chế tạo tại Việt Nam

Tác giả: Thái Thị Thu Hà, Phạm Hồng Thanh, Huỳnh Thanh Quang

Bài báo trình bày mô hình toán học bù sai số động lực học được xây dựng cho máy đo tọa độ chế tạo ở Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu biến dạng các khớp trượt của máy và sử dụng các ma trận biến đổi thuần nhất giữa các hệ quy chiếu được gắn lên máy theo phương pháp Denavit- Hartenberg.

Bài: Phân tích động học và các cấu hình kỳ dị của tay máy robot song song phẳng hai bậc tự do

Tác giả: Lê Tiến Dũng, Đoàn Quang Vinh

Trong bài báo này, động học và các cấu hình kỳ dị của các tay máy robot song song phẳng hai bậc tự do được phân tích. Loại tay máy song song này được điều khiển bằng cách truyền động cho hai khớp chủ động, và quỹ đạo chuyển động mong muốn được mô tả bởi các tọa độ Cartesiancủa khâu chấp hành. Các tính toán động học thuận và động học ngược được trình bày với mục đích sử dụng cho các bài toán điều khiển bám quỹ đạo. Các ma trận Jacobian cũng được xây dựng. Dựa trên các ma trận Jacobian, 3 loại cấu hình kỳ dị được phân tích cụ thể. Các kết quả thực nghiệm trên một tay máy robot song song phẳng 2 bậc tự do đã cho thấy sự hiệu quả của hướng tiếp cận đã đề xuất. Các kết quả của bài báo hữu dụng cho việc thiết kế kích thước, thiết kế quỹ đạo chuyển động, phân tích không gian làm việc, loại trừ các cấu hình kỳ dị, tính toán mô hình động lực học và điều khiển của tay máy robot song song phẳng hai bậc tự do.

Xem thêm: Giáo Án Khoa Học 4 Bài 64: Trao Đổi Chất Ở Động Vật, Bài 64: Trao Đổi Chất Ở Động Vật Trang 84

Bài: Ứng dụng bộ công cụ OPC UA client-server SDK vào hệ thống giám sát và điều khiển quá trình trong công nghiệp

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tú, Bùi Quốc Khánh, Huỳnh Quyết Thắng

Dựa trên đặc tả chuẩn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là OPC UA, chúng tôi nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ có tên là: OPC UA Client-Server SDK, nhằm tạo môi trường dịch vụ thuận lợi, hiệu quả cho các nhà phát triển ứng dụng phần mềm trong công nghiệp nhằm khắc phục một số các trở ngại vốn có thường gặp của các nhà phát triển khi phát triển các ứng dụng theo chuẩn OPC UA. Từ bộ công cụ mà chúng tôi đề xuất các nhà phát triển phần mềm có thể dễ dàng và nhanh chóng triển khai thiết kế xây dựng các hệ thống giám sát, điều khiển và quản lý các dây chuyền công nghiệp, đảm bảo khả năng kế thừa và phát triển, nâng cấp hệ thống một cách linh hoạt, có khả năng mở rộng và kết nối giữa các hệ thống khác nhau. Thực nghiệm đánh giá qua việc triển khai xây dựng hệ thống giám sát, điều khiển quá trình trong công nghiệp theo bộ công cụ đề xuất nói trên đã đạt được những kết quả nhất định; điều đó minh chứng tính khả thi cho đề xuất của chúng tôi.

Bài: Kiến trúc mở SCADA với công nghệ XML và CodeDOM

Tác giả: Trương Đình Châu, Đào Nguyễn Trọng Tín

Hệ thống SCADA (Giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu) ngày nay được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong việc tự động hóa các quá trình công nghệ, máy móc, năng lượng, v.v. Khó khăn chính khi ứng dụng SCADA vào các hệ thống thực tế là cấu trúc đóng, sự phức tạp của các phần mềm SCADA và giá thành cao. Bài báo đề xuất một kiến trúc mở, trên cơ sở đó lập trình xây dựng công cụ phần mềm để thiết kế các ứng dụng SCADA với mục đích giảm thiểu thời gian, lỗi và giá thành khi xây dựng hệ thống. Kiến trúc được đề xuất có tính mở và linh hoạt, chứa đầy đủ các tính năng để thiết kế và thi hành các ứng dụng SCADA. Các công nghệ XML (EXtensible Markup Language), CodeDOM (Code Document Object Model), và OPC (OLE for Process Control) cùng với mô hình thiết kế tạo ra tính mở cho kiến trúc.

Bài: Đánh giá chất lượng và khả năng của phép đo kết hợp song song nhiều kênh dựa trên bộ lọc Kalman nhiều chiều

Tác giả: Dương Mạnh Hùng

Trong bài báo này, tác giả đề cập đến việc đánh giá chất lượng và khả năng của phép đo kết hợp dựa trên bộ lọc Kalman nhiều chiều ước lượng tối ưu trạng thái của phép đo khi kết hợp song song các kênh đo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để xác định một tham số đo. Nội dung nghiên cứu của bài báo áp dụng trong bài toán dẫn đường thiết bị bay nói chung, nhằm nâng cao độ chính xác, khả năng chống nhiễu và tính ổn định của phép đo các tham số quỹ đạo trên khoang thiết bị bay.

Xem thêm: Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Intel Isef, Hội Học Sinh Intel Isef Việt Nam

Bài: Một phương pháp tự động phát hiện đoạn ST trong tín hiệu điện tim đồ để chẩn đoán thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim

Tác giả: Phạm Văn Thuận, Bùi Thị Hoa

Với mục đích hỗ trợ trong việc nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim, chúng tôi nghiên cứu xây dựng phần mềm phân tích tự động tín hiệu ECG, tập trung vào trích chọn, đánh giá các đặc trưng của đoạn ST và đưa ra kết luận chẩn đoán. Toàn bộ chương trình được thực hiện trên phần mềm matlab 7.6, sử dụng công cụ Wavelet với wavelet coiflets và wavelet daubechies trong khử nhiễu và tách các điểm đặc trưng trên ECG. Dữ liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu là 90 bản ghi ECG trong thư viện chuẩn ST- T database.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *