Là một nhà nghiên cứu “quèn” mới chập chững bước vào việc nghiên cứu khoa học, mỗi khi tra cứu tài liệu, tôi tuyệt đối không thể không cảm ơn Sci-hub, dù tôi biết đó là một sản phẩm xét về mặt pháp lý chính thống ít nhiều có sự vi phạm bản quyền, nhưng nếu không nhờ Sci-hub, không chỉ tôi mà hàng ngàn người làm nghiên cứu khác khó có thể có được những kiến thức sâu sắc về một vấn đề cần sự đào sâu bằng hàng chục đến hàng trăm bài báo, trong khi ví dụ đơn cử trên trang http://onlinelibrary.wiley.com, một bài báo chỉ được save với giá 38$, tương đương hơn 800k một bài, vậy có lẽ khoa học chỉ có thể được thực hiện khi có thật nhiều tiền…?!

Giống như từ hồi làm nghiên cứu ở Pháp, đã thấy Sci-hub thật thần thánh, dù là trang web ở dạng underground, cho đến tận hôm nay, vẫn là yêu thích tột cùng.Cách đây có chục phút, phát hiện ra đường link thường thấy của Sci-hub lại bị biến mất, nhận ra lòng bối rối tới dường nào khi đang dang dở nghiên cứu luận văn cao học, may mắn thay cũng nhanh chóng tìm ra được cộng đồng mạng toàn những nhà nghiên cứu tận tâm cùng nhau share những cách thức vào lại sci-hub (thậm chí hướng dẫn dùng TOR) và rồi bắt gặp địa chỉ link mới của Sci-hub đã được thay đổi sau chặn, …lòng tràn ngập hạnh phúc khi có thể tiếp tục down được những tài liệu toàn văn quý giá, tiếp cận với tri thức thế giới gần đến như vậy, càng đào sâu, càng hiểu, càng yêu thích…

Tôi không rõ sci-hub có thể còn tồn tại được tới bao giờ, hơn nữa sau này khi đã là một nhà nghiên cứu dần trưởng thành vững vàng hơn, tôi có còn dùng sci-hub nhiều nữa hay không nếu có cơ hội tiếp cận với kho tài liệu một cách chính thống cũng đa dạng hơn… nhưng chính vì trang web này đang mang đến cho hàng nghìn người như tôi những giá trị thực sự to lớn nên lúc này dù đang bù đầu với việc tìm kiếm, lọc và đọc tài liệu thì cũng phải dành đôi phút để lại đôi dòng ghi nhớ ở đây, cảm ơn và bày tỏ sự yêu mến, kể cả khi tính pháp lý của Sci-hub sẽ còn được tranh cãi dài lâu chăng nữa….

Đang xem: Tầm Quan Trọng Và Hướng Dẫn Về Cách Tải Bài Báo Khoa Học Từ Nguồn Có Tính Phí

Dù như nào, cho tới thời điểm này, bất kỳ ai làm nghiên cứu, sẽ không thể không biết đến và sử dụng Sci-hub.

…..

Câu chuyện về Sci-hubSci-hub và cuộc đấu tranh kỳ lạ về sở hữu trí tuệ 

Cuộc tranh luận giữa Elsevier và Sci-hub đã vượt khỏi khuôn khổ một vụ kiện Sở hữu trí tuệ (SHTT) thông thường để biến thành một cuộc đấu tranh bất tuân dân sự trong lĩnh vực xuất bản khoa học. Sau Sci-hub, cách tiếp cận tri thức khoa học của con người sẽ vĩnh viễn thay đổi.

Trong kỷ nguyên của luật bản quyền và SHTT, không ai còn ngạc nhiên khi được yêu cầu trả tiền để tải các nguồn tài nguyên số như âm nhạc, phim ảnh và sách báo trên mạng. Các bài báo khoa học cũng không nằm ngoài phạm vi bảo hộ. Một bài báo khoa học có giá trung bình khoảng 30USD. Việc viết một luận văn, luận án hay bài báo khoa học thường đòi hỏi các tác giả phải tham khảo từ hàng chục đến hàng trăm bài báo – kể cả khi tác giả chỉ cần đọc lướt hay tham khảo vài dòng thông tin trong bài.

Sci-hub sẽ vẫn tiếp tục tồn tại bất chấp việc thua kiện. Ảnh: Rodbina

Elbakyan – một nhà thần kinh học từ Kazakhstan – đã trải nghiệm đầy đủ những khó khăn của hệ thống thu phí bản quyền trong xuất bản khoa học. Khi viết luận án về lĩnh vực chuyên môn hẹp của mình, bà phải trả ít nhất 300USD cho các bài báo mà có lẽ bà sẽ chỉ cần đọc duy nhất một lần trong đời. Elbakyan cho biết: “Việc trả 32 đô la cho một nghiên cứu mà bạn cần chỉ để đọc lướt qua hàng chục hoặc hàng trăm trang báo cáo để phục vụ nghiên cứu là vô lý. Tôi lấy được những nghiên cứu đó bằng cách đánh cắp. Tất cả mọi người cần có quyền truy cập tới những kiến thức bất kể khả năng tài chính hoặc nguồn gốc của họ và đây là điều hoàn toàn hợp pháp.”

Không chỉ dừng ở việc lấy bài báo khoa học cho riêng mình tham khảo, nhà thần kinh học Elbakyan đã áp dụng kiến thức lập trình của mình để viết trang Sci-hub.org. Dưới khẩu hiệu “Loại bỏ mọi hàng rào theo cách của khoa học”, trang mạng này của bà đã vượt qua bức tường thu phí của các nhà xuất bản bằng khóa truy cập do các nhà khoa học khác chia sẻ.

Mỗi khi có người tìm kiếm bài báo khoa học mới, trang web Sci-Hub sẽ định vị công trình nghiên cứu, lấy nó xuống và dùng server của mình để chia sẻ miễn phí cho mọi người.

Bà Elbakyan khẳng định con số này gần như đã bao gồm tất cả các bài báo khoa học phải trả phí trên thế giới. Chỉ tính trong tuần cuối tháng 2/2015, đã có hơn 69.500 người dùng vào Sci-hub – tải xuống gần 217.300 bài báo khác nhau – hoàn toàn miễn phí.

Đương nhiên, không hệ thống pháp luật nào bảo vệ kẻ cắp. Năm 2015, Nhà xuất bản khoa học hàng đầu Elsevier đã mở cuộc chiến pháp lý chống lại Sci-Hub, tuyên bố trang mạng này đã vi phạm bản quyền theo luật pháp nước Mỹ và Đạo luật về lừa đảo và lạm dụng máy tính. Tháng 10/2015, một tòa án cấp quận tại New York đã ra lệnh đóng cửa Sci-hub và buộc nhà cung cấp dịch vụ ngừng tên miền Sci-hub.org.

Nhà khoa học Elbakyan kháng cáo. Bà viện dẫn Điều 27 trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc rằng “tất cả mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, thưởng thức nghệ thuật, chia sẻ các tiến bộ khoa học và lợi ích của chúng”.

Tuy nhiên, bà thừa nhận nhiều khả năng tòa án Mỹ sẽ không thuận theo các lý lẽ ủng hộ tự do thông tin. Bản thân bà Elbakyan trong các cuộc tiếp xúc với truyền thông đều không ngần ngại thừa nhận mình là một “kẻ cắp bản quyền”.

Robin Hood của giới khoa học

Theo hồ sơ của tòa án, Elsevier ước tính thiệt hại của họ rơi vào khoảng 75.000-150.000USD. Theo nhà xuất bản này, việc thu phí truy cập kiến thức khoa học có hiệu quả trong việc gây quỹ cho các nghiên cứu.

Công bằng mà nói, các nhà xuất bản đã đóng góp không nhỏ thông qua việc tổ chức hoạt động bình duyệt để đảm bảo rằng nghiên cứu được xuất bản đáp ứng các tiêu chuẩn ngặt nghèo về khoa học. Thế nhưng bà Elbakyan lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới học thuật và công chúng. Ngay sau khi Sci-hub ra đời, phong trào tẩy chay Nhà xuất bản Elsevier dâng cao.

Xem thêm: Giải Mã Bí Ẩn Lớn Của Khoa Học Vũ Trụ Và Khám Phá, Khoa Học Vũ Trụ

Năm 2012, Đại học Harvard tuyên bố rằng chi phí mua tạp chí ngày càng tăng khiến thư viện trường không thể kham nổi – với số tiền lên đến 3,5 triệu USD/năm. “Giá mua nội dung trên mạng từ 2 nhà cung cấp đã tăng 145% trong 6 năm gần nhất. Con số này không chỉ vượt xa chỉ số tăng giá tiêu dùng mà còn vượt các chỉ số giá cả dành cho giáo dục sau đại học và thư viện” – Đại học Harvard thông báo.

Phân tích của Đại học Nam Florida cho thấy, năm 2002 khoản chi cho bộ sưu tập tạp chí khoa học của các thư viện Mỹ tăng 227% so với năm 1986, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 57% trong thời gian này.

Phản bác quan điểm “thu phí để hỗ trợ nghiên cứu”, một công trình của Deutsche Bank năm 2005 đã chứng minh rằng đối với mô hình kinh doanh của Elsevier, lợi nhuận mới là mục tiêu theo đuổi thật sự: “Nếu quá trình thực sự phức tạp, tốn kém và mang lại giá trị như những gì các nhà xuất bản tuyên bố thì sẽ không thể có mức biên độ lợi nhuận 40%”.

Sau phán quyết tháng 11/2015, cộng đồng ủng hộ Elbakyan lập tức ra thư ngỏ bày tỏ quan điểm bênh vực Sci-hub. Các nhà khoa học gọi vụ việc này là “một cú đấm mạnh”, đồng thời mô tả không khí tại các diễn đàn mạng, các phòng chat trên thế giới “tràn ngập các tin nhắn thất vọng, tìm kiếm bài báo và xuất bản phẩm một cách tuyệt vọng”.

Nhưng chính Elbakyan lại không tuyệt vọng. Bà tuyên bố rằng chừng nào cộng đồng học thuật còn giữ được sự ủng hộ lớn lao hiện nay thì bà vẫn còn cơ hội chiến đấu cho lý tưởng của mình: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không dừng việc phát tán kiến thức”. Tháng 11/2015, Elbakyan mở lại trang Sci-Hub dưới một tên miền không phải của Mỹ.

Bất công trong xuất bản khoa học

Không phải đợi đến khi xuất hiện Sci-hub giới học thuật mới nhận ra những bất công dai dẳng trong xuất bản khoa học. Các nhà xuất bản nắm bản quyền nhưng không hề tạo ra nội dung.

Ngược lại, các nhà khoa học không nhận được khoản nhuận bút nào trong số phí thu được từ công trình của mình, thậm chí còn phải nộp tiền để được bình duyệt và đăng bài. Cũng chính họ phải bỏ tiền để mua công trình nghiên cứu của mình và đồng nghiệp.

Mặt khác, mô hình hiện tại buộc các nhà khoa học chấp nhận từ bỏ các quyền đối với nghiên cứu của chính mình chỉ vì họ tin rằng điều đó sẽ giúp họ phát triển nghề nghiệp – một sự từ bỏ không tự nguyện, mà bắt nguồn từ việc các tạp chí có “quyền ban ơn về danh tiếng”.

Đối đầu trực diện với sự bất công đó, Sci-hub đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một vụ kiện SHTT thông thường để biến thành một cuộc đấu tranh bất tuân dân sự trong lĩnh vực xuất bản khoa học.

Giống như các hoạt động đánh cắp trên mạng khác, việc đánh gục Sci-hub là vô cùng khó khăn – đặc biệt là khi hoạt động này được thực hiện trên bình diện quốc tế. Sci-hub có thể “cười vào mũi” các hệ thống pháp lý bằng cách liên tục thay đổi máy chủ hoặc phân tán máy chủ trên nhiều lục địa, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Thậm chí ngay cả khi phải đóng cửa trên mạng Internet chính thống, Sci-hub vẫn có thể tồn tại trên hệ thống mạng “đen” TOR – vùng thế giới ngầm của Internet vẫn được tội phạm sử dụng.

Tuy nhiên, quyền truy cập kiến thức một cách tự do và hợp pháp vẫn là giải pháp tốt đẹp nhất. Lịch sử đã chỉ ra, khi một nguồn tài nguyên trên mạng được mở miễn phí cho công chúng, ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên đó sẽ phải trải qua một quá trình tái cấu trúc rộng lớn. Điều này đã diễn ra trong lĩnh vực âm nhạc – với mức phí hiện đã giảm rất mạnh so với những năm 2000.

Xem thêm: Tại Sao Khóa Trực Tuyến Ở Langmaster Có Học Phí Khóa Học Tại Langmaster

Cho dù kịch bản nào xảy ra, cách tiếp cận kiến thức khoa học của con người cũng sẽ vĩnh viễn thay đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *