Đại học Bách Khoa Hà Nội được mệnh danh là “cánh chim đầu đàn” trong khối các trường đại học khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Cùng thietbihopkhoi.com tìm hiểu thêm về các ngành của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Đang xem: Các chuyên ngành của đại học bách khoa hà nội

*

*

*

Trong xu thế hội nhập và phát triển, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khẳng định thương hiệu đào tạo trong ngành giáo dục đại học như được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý và được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kì đổi mới của đất nước.

Để giúp học sinh, sinh viên có thể tham khảo lựa chọn ngành học phù hợp, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quan về các ngành Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Bạn muốn tìm trường Đại học phù hợp với bản thân? Xem ngay bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam!

1. Tổng quan về Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBKHN)

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập vào năm 1956 và là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của cả nước. Trường hiện có 23 viện, 3 khoa và 15 trung tâm với khoảng 2500 cán bộ và 40000 sinh viên.

Trong hơn 50 phát triển, trường ĐHBKHN đã không ngừng phát triển và đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng việc đào tạo hàng ngàn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ và những nhà nghiên cứu đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của Tổ quốc và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Về chất lượng đào tạo, trường ĐHBKHN được công nhận là cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn Châu Âu (HCERES) và có 3 chương trình đào tạo đạt chứng nhận kiểm định của Tổ chức kiểm định chương trình đào tạo kỹ sư Pháp (CTI). Ngoài ra, 8 chương trình đào tạo kỹ sư đạt tiêu chuẩn của Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN-QA).

*

Ngoài ra, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ được trải nghiệm trong môi trường thân thiện, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động thể thao, giải trí đa dạng. Khuôn viên Trường có tổng diện tích 26 ha (lớn nhất trong các trường đại học khu vực nội thành Hà Nội).

Xem thêm: Toàn Bộ Giáo Trình Công Nghệ Thông Tin Đại Học Bách Khoa, Cntt: Khoa Học Máy Tính

Người học sẽ được tiếp cận nguồn học liệu khổng lồ từ thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với diện tích 37.000m2, có thể phục vụ đồng thời 2.000 sinh viên với 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử và được truy cập miễn phí cơ sở dữ liệu từ các nguồn như Science Direct, Scopus…

Hệ thống 400 phòng học và phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm và đầu tư hiện đại tập trung, phục vụ hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu. Toàn bộ giảng đường được trang bị đầy đủ điều hòa và thiết bị giảng dạy cùng hệ thống wifi miễn phí trong khuôn viên Trường. Trung tâm Ký túc xá khang trang giải quyết nhu cầu ăn ở cho gần 4.500 sinh viên.

Không chỉ có vậy, trường có Khu liên hợp thể thao có diện tích 20.000m2 với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm: sân bóng, bể bơi, sân tennis tiêu chuẩn quốc gia và nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn Đông Nam Á. Về việc chăm sóc sức khỏe cho sinh viên, Trung tâm Y tế của trường hoạt động theo mô hình phòng khám đa khoa chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho các cán bộ và sinh viên Trường.

Về Đội ngũ cán bộ, giảng viên, trường có 1200 giảng viên trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Trong đó, có 276 giảng viên là Giáo sư, Phó giáo sư và 733 cán bộ là Tiến sĩ. Phần lớn giảng viên của ĐHBKHN được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới đảm bảo hướng dẫn sinh viên tiếp cận tri thức hiệu quả nhất.

Không dừng lại ở đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, trường ĐHBK Hà Nội luôn không ngừng đổi mới về cách thức quản lý, điều hành; cải tiến chương trình đào tạo, giáo trình, bài giảng, bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu… để từng bước bắt nhịp được với sự phát triển của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới.

2. Các ngành học của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mô hình đào tạo của trường

Mô hình đào tạo của trường được xây dựng theo hướng tích hợp, linh hoạt và hội nhập quốc tế. Sinh viên theo học chương trình Cử nhân có thể tốt nghiệp đại học trong thời gian 4 năm, bao gồm Cử nhân kỹ thuật, Cử nhân công nghệ, Cử nhân khoa học (ngành Hóa học), Cử nhân nhóm ngành Kinh tế – quản lý và Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh.

Nhưng một điểm đặc biệt là hầu hết sinh viên đều lựa chọn Chương trình tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc Cử nhân – Kỹ sư (5 năm) để được trang bị các kiến thức chuyên sâu, năng lực chuyên môn vững chắc để trở thành các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý, doanh nhân, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu…

Đối với chương trình Cử nhân công nghệ (9 ngành đào tạo) và Cử nhân Ngôn ngữ Anh, sinh viên sẽ tốt nghiệp ở bậc cử nhân hoàn toàn có đủ khả năng để tìm một công việc chuyên môn phù hợp. Ngoài ra, Cử nhân công nghệ mất nhiều thời gian hơn so với Cử nhân kỹ thuật khi học tiếp để nhận bằng Kỹ sư hoặc Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng.

Xem thêm: Bảng Câu Hỏi Nghiên Cứu Khoa Học, Phương Pháp Xây Dựng Bảng Hỏi Nghiên Cứu

Các ngành đào tạo

STT

Tên chương trình đào tạo

Mã chương trình

1

Kỹ thuật Cơ điện tử

ME1

2

Kỹ thuật Cơ khí

ME2

3

Chương trình tiên tiến Cơ điện tử

ME-E1

4

Kỹ thuật Ô tô

TE1

5

Kỹ thuật Cơ khí động lực

TE2

6

Kỹ thuật Hàng không

TE3

7

Kỹ thuật Tàu thủy

TE4

8

Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Ô tô

TE-E2

9

Kỹ thuật Nhiệt

HE1

10

Kỹ thuật Vật liệu

MS1

11

Chương trình tiên tiến KHKT Vật liệu

MS-E3

12

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

ET1

13

Chương trình tiên tiến Điện tử – Viễn thông

ET-E4

14

Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Y sinh

ET-E5

15

Khoa học Máy tính

IT1

16

Kỹ thuật Máy tính

IT2

17

Công nghệ thông tin (cử nhân)

IT3

18

Công nghệ thông tin Việt-Nhật

IT-E6

19

Công nghệ thông tin ICT

IT-E7

20

Toán-Tin

MI1

21

Hệ thống thông tin quản lý (cử nhân)

MI2

22

Kỹ thuật Điện

EE1

23

Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa

EE2

24

Chương trình tiên tiến Điều khiển-Tự động hóa và Hệ thống điện

EE-E8

25

Kỹ thuật Hóa học

CH1

26

Hóa học (cử nhân)

CH2

27

Kỹ thuật in

CH3

28

Kỹ thuật Sinh học

BF1

29

Kỹ thuật Thực phẩm

BF2

30

Kỹ thuật Môi trường

EV1

31

Kỹ thuật Dệt

TX1

32

Công nghệ May

TX2

33

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

ED1

34

Vật lý kỹ thuật

PH1

35

Kỹ thuật hạt nhân

NE1

36

Kinh tế công nghiệp (cử nhân)

EM1

37

Quản lý công nghiệp (cử nhân)

EM2

38

Quản trị kinh doanh (cử nhân)

EM3

39

Kế toán (cử nhân)

EM4

40

Tài chính-Ngân hàng (cử nhân)

EM5

41

Tiếng Anh KHKT và Công nghệ (cử nhân)

FL1

42

Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (cử nhân)

FL2

Các ngành đào tạo Quốc tế

STT

Tên chương trình đào tạo

Mã chương trình

1

Cơ điện tử – ĐH Nagaoka (Nhật Bản)

ME-NUT

2

Cơ khí-Chế tạo máy – ĐH Griffith (Úc)

ME-GU

3

Điện tử-Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (Đức)

ET-LUH

4

Công nghệ thông tin – ĐH La Trobe (Úc)

IT-LTU

5

Công nghệ thông tin – ĐH Victoria (New Zealand)

IT-VUW

6

Hệ thống thông tin – ĐH Grenoble (Pháp)

IT-GINP

7

Quản trị kinh doanh – ĐH Victoria (New Zealand)

EM-VUW

8

Quản lý công nghiệp-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – ĐH Northampton (Anh)

EM-NU

9

Quản trị kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ)

TROY-BA

10

Khoa học máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ)

TROY-IT

ĐHBKHN là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, một trong những trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu của nước ta. Đây sẽ là một địa chỉ tin cậy không thể bỏ qua để bạn gửi gắm những ngày tháng học tập và nghiên cứu chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *