Nay tại hầu hết các trường Đại học trên toàn thế giới đều chú trọng đến nghiên cứu khoa học. Đây được xem là nhiệm vụ hàng đầu cần phải hoàn thành tốt mà các trường cần đạt được. Quan trọng hơn nữa là chất lượng và số lượng các bài được đăng tạp chí khoa học quốc tế. Qua đó khẳng định được uy tín của cá nhân giảng viên cùng các nhà khoa học, nghiên cứu.

Đang xem: Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học

Tuy nhiên quá trình để được bài đăng ở các báo cáo khoa học quốc tế là không dễ dàng. Người viết gặp nhiều khó khăn nhất trong việc làm sao để đăng bài lên các báo khoa học quốc tế. Vì vậy, trong bài viết sau, thietbihopkhoi.com sẽ chỉ ra một số kinh nghiệm hữu ích giúp đăng bài lên báo cáo khoa học quốc tế được nhanh chóng và hiệu quả.

Báo cáo khoa học quốc tế là gì? 

Bài báo khoa học quốc tế (tiếng Anh: “Scientific Paper” hay có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học. Được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review).

Các bài trên tạp chí khoa học quốc tế là công trình khoa học chứa đựng kết quả nghiên cứu mới. Phù hợp với chuyên ngành đang làm việc, học tập và nghiên cứu. Báo cáo khoa học quốc tế là nơi để các bài báo cáo nghiên cứu khoa học được công bố rộng rãi.

Thông qua các hoạt động nghiên cứu, công trình được đăng lên các báo khoa học quốc tế giúp khẳng định được uy tín, giá trị và năng lực của người viết.

Xem thêm: Ảnh Đại Học Bách Khoa Hà Nội (Hust, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

*

Hệ thống báo khoa học quốc tế uy tín

Với các tác giả mong muốn gửi bài tới các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thì việc nắm trong tay danh sách các hệ thống chất lượng là điều vô cùng quan trọng. Người viết báo cáo khoa học có thể tham khảo hai nguồn xếp hạng các tạp chí đầu nổi tiếng. Uy tín nhất đó là ISI và SCOPUS.

Hệ thống ISI gồm các tạp chí trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ (SCI, SCIE). Và khoa học xã hội (SSCI) có cả khoa học nhân văn, nghệ thuật (AHCI)

Bạn có thể truy cập link sau để kiểm tra tạp chí có danh mục phù hợp với đề tài đang thực hiện:

– Đối với danh mục tại SCI – tập hợp các tạp chí về lĩnh vực khoa học tự nhiên:

http://ip-science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jloptions.cgi?PC=K

– Danh mục SCIE các tạp chí thuộc về công nghệ: 

http://ip-science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jloptions.cgi?PC=D

– Danh mục SSCI – thuộc về lĩnh vực khoa học nhân văn (văn học, lịch sử, xã hội học, triết học,…): 

 http://ip-science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jloptions.cgi?PC=SS

– Danh mục AHCI- các tạp chí nghiên về nghệ thuật sẽ tập hợp ở đây (âm nhạc, hội họa, nhạc cụ…)

http://ip-science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jloptions.cgi?PC=H

Bên cạnh đó, các tác giả có thể tìm hiểu danh sách các tạp chí thuộc các nhà xuất bản nổi tiếng hoặc các trang web của các trường Đại học nổi tiếng. 

Đường link của một số nhà xuất bản uy tín hiện nay

– Springer: http://www.springernature.com/gp/librarians/products/product-types/journals

– Elsevier:  https://www.elsevier.com/journals/title/all

– Wiley-Blackwell: http://onlinelibrary.wiley.com/browse/publications?type=journal

– Sage: http://online.sagepub.com/browse/by/discipline

Vì sao cần đăng bài lên hệ thống bài báo khoa học quốc tế?

Hệ thống bài báo cáo được xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế là nơi để đánh giá số lượng và chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học. Chọn lựa đúng tạp chí để đăng, cho thấy được năng lực của tác giả. Cũng như việc đề tài nghiên cứu được đánh giá trong giới khoa học. Mang đến nhiều ý nghĩa ứng dụng trong nghiên cứu và đời sống.

Đồng thời việc có bài đăng lên các hệ thống uy tín còn là tiền đề tốt trong con đường học vấn. Nghiên cứu của tác giả mà còn có lợi cho việc phát triển sự nghiệp về sau. Có nhiều bài đăng lên các hệ thống khoa học quốc tế cho thấy được năng lực của bạn. Đó là niềm tự hào không chỉ riêng tác giả mà còn cho cả gia đình, bạn bè.

Có được bài đăng lên tạp chí khoa học quốc tế sẽ là điều kiện để những ưu ái như được cộng điểm, ưu tiên trong các kì thi tuyển…

*

Làm thế nào để đăng bài lên các báo cáo khoa học quốc tế? 

Để có được bài đăng ở các báo cáo khoa học quốc tế bạn cần chuẩn bị các giai đoạn sau: 

1. Chuẩn bị

Tác giả phải chuẩn bị “sẵn sàng” đồng thời tự mình trả lời một cách rành mạch các câu hỏi. Chẳng hạn như điểm nổi bật đề tài là gì, tính mới của đề tài mang đến là gì?

2. Chọn tạp chí sau đó gửi đi bản thảo

Tác giả có thể lựa chọn danh sách nhiều tạp chí, sau đó chọn dần ra cái cuối cùng. Để làm tốt bước này, tác giả cần xác định rõ trước kết quả nghiên cứu là như thế nào và họ chủ yếu đọc tạp chí gì? Người viết tự thân đánh giá tầm ảnh hưởng của bài báo và chọn làm tạp chí làm sao để phù hợp với hệ số IF.

Nên nhớ một điều rằng tạp chí càng ít chuyên đề thì hệ số IF không cao nhưng xác suất được đăng sẽ cao. Một lưu ý rằng nếu tác giả đã từng đăng ở tạp chí có IF lớn hơn 2, thì những bài viết sau không nên đăng ở tạp chí IF nhỏ hơn 2. Chọn được tạp chí phù hợp, người viết cần tìm hiểu xem tạp chí đó yêu cầu thế nào về quy cách để chuẩn bị cho phù hợp. 

3. Xét duyệt

Bước khó khăn nhất bởi người biên tập (editor), họ sẽ đọc phần giới thiệu về bài báo cáo, xem có chất lượng, nội dung có phù hợp hay không. Sau đó tạp chí sẽ chuyển đến cho các chuyên gia đầu ngành để phản biện. Người phản biện trong một báo khoa học quốc tế giao động từ 2 người đến 5 người. Thời gian để các chuyên gia đưa ra ý kiến phản biện có thể từ 3-4 tuần hoặc lâu hơn. 

Tạp chí sẽ ghi nhận ý kiến phản biện đó và gửi về cho tác giả để chỉnh sửa. Ở đây, tác giả hoàn toàn không biết ai đã đưa ra phản biệt. 

4. Chỉnh sửa

Sau khi nhận về ý kiến phản biện, tác giả có thể chỉnh sửa hoặc không chỉnh sửa nhưng tất cả phải được trình bày rõ ràng. Nếu hai bên tác giả và tạp chí đều chung thống nhất với nhau thì bài sẽ được và ngược lại. Tất cả quy trình này diễn ra tầm khoảng 6 tháng. 

Một số lưu ý khi đăng bài lên báo cáo khoa học quốc tếCần xem xét và nhận định đúng tạp chí nơi báo cáo khoa học được gửi lên, tránh tình trạng mập mờ không biết nên gửi ở đâu và kết quả gửi sẽ là gì? Cách viết bài báo nghiên cứu khoa học phải đảm bảo được tính khách quan, độ chân thực, uy tín trong bài nghiên cứu. Vì là đăng trên tạp chí hàng đầu quốc tế nên đừng chủ quan mà cần kiểm tra kỹ càng trước khi gửi đi để tránh gây mất uy tín những lần sau. Nhận được phản biện, tác giả nên phân loại ý kiến theo khách quan và chủ quan để dễ dàng nắm bắt thông tin và kịp phản hồi lại ngay. Người viết nên đồng quan điểm với những ý kiến mang tính khách quan nhằm giúp nâng cao chất lượng bài báo cáo, còn những ý kiến mang tính chủ quan, xây dựng dựa trên cảm xúc cá nhân thì nên từ chối và nêu rõ lý do trong thư phản hồi gửi lại cho nơi định đặt bài báo cáo khoa học quốc tế.

Xem thêm: Cách Làm Poster Khoa Học Kỹ Thuật Đẹp Ấn Tượng, Các Mẫu Poster Khoa Học

Kết

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có thể hoàn thành việc đăng bài báo cáo khoa học quốc tế một cách chuẩn chỉnh nhất. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai các bài luận khoa học (research paper), viết báo cáo, thực hiện luận án (dissertation),… bạn có thể liên hệ ngay với thietbihopkhoi.com Writing Service để chúng tôi giúp bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *