Bình Luận Điều 1 Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự

Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự rất nhiều nhưng có thể khái quát ở 2 nhiệm vụ chính.

Đang xem: Bình luận khoa học bộ luật hình sự

Một là nhiệm vụ bảo vệ, bảo vệ gì? Chính là bảo vệ những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong xã hội có rất nhiều những quan hệ cần được điều chỉnh, tuy nhiên do tính chất, mức độ và tầm quan trọng khác nhau nên sẽ được điều chỉnh bởi những nhóm quy phạm pháp luật khác nhau. Luật hình sự chọn những quan hệ xã hội trọng tâm, gần như là quan trọng nhất, ưu tiên hàng đầu để điều chỉnh như chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân v.v…

Hai là giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Bản chất của pháp luật hình sự không phải là để trừng phạt người phạm tội giống như hệ thống pháp luật thời phong kiến. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua các hình phạt cổ như lăng trì, tùng xẻo, ngũ mã phanh thây v.v…hình phạt trong Bộ Luật hình sự ngày nay đang đi theo xu hướng càng ngày càng giảm án tử hình thay bằng hình thức chung thân và thi hành án tử cũng trở nên nhân đạo hơn để tử tù được ra đi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn nhất.

*

Nhiệm vụ của luật hình sự là “bảo vệ” và “giáo dục”

Để thực hiện 2 nhiệm vụ trên thì BLHS quy định xung quanh 2 vấn đề và cũng là xuyên suốt qua các thời kỳ đó là Tội phạm và Hình phạt. Nói đến hình sự người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt và ngược lại. Đó là đặc trưng cơ bản và rất dễ nhận thấy ở pháp luật hình sự so với các ngành luật khác như dân sự, hành chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giữa vi phạm hành chính (xử phạt vi phạm hành chính) và tội phạm (xử lý hình sự) có một mối quan hệ khá mật thiết, chúng khá tương đồng trong nhiều mặt và ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự đôi khi rất mong manh phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và đôi khi là cách nhìn nhận chủ quan của người xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan công tố. Do đó, trong thực tế không hiếm những trường hợp hồ sơ vi phạm hình sự nhưng sau đó chuyển sang xử lý hành chính và hồ sơ xử lý hành chính chuyển sang xử lý hình sự do có dấu hiệu của tội phạm.

Bình Luận Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Đây là quy định chỉ rõ khi nào thì một cá nhân hay một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và đó là khi cá nhân, pháp nhân thương mại đó phạm một tội đã được BLHS quy định. Riêng đối với pháp nhân thương mại do tính đặc thù của chủ thể mà giới hạn những điều luật có thể phạm phải chỉ bao gồm: Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300, 324.

Cách hành văn của quy định trên làm nhiều người có thể hiểu sai lệch (phi logic) rằng nếu một người, pháp nhân thương mại nào đó phạm từ 2 tội trở lên thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì quy định chỉ nêu “khi phạm một tội” chứ không phải “vi phạm ít nhất một tội”. Tuy nhiên nếu nghiên cứu theo những nguyên tắc của bộ môn logic học thì cách diễn đạt như vậy hoàn toàn logic. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng không phải ai cũng có thể hiểu và am tường về bộ môn logic học này, hơn nữa luật pháp là nhằm mục đích phổ biến áp dụng trong thực tế vì vậy nó càng phổ thông càng dễ hiểu càng tốt. Hiện quy định như vậy không sai nhưng để đảm bảo bớt tính hàn lâm và tránh những sự nhầm lẫn không đáng có thì nên diễn đạt lại theo hướng “…phạm ít nhất một tội…”(cách hành văn mới này cũng hoàn toàn không sai nhưng lại dễ hiểu hơn).

Bình Luận Điều 3. Nguyên tắc xử lý

Nguyên tắc là những thứ bắt buộc phải tuân thủ, nguyên tắc được lập ra để đảm bảo tính thống nhất và cho thấy được phần nào chính sách của BLHS nói riêng và chính sách của nhà nước nói chung đối với tội phạm. Đó là phân định rõ nhóm đối tượng sẽ được hưởng chính sách khoan hồng, thể hiện sự nhân đạo của nhà nước và nhóm chính sách cứng rắn thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với nhóm đối tượng có khả năng và đã hoặc sẽ thực hiện những hành vi gây nguy hại lớn đến xã hội.

Nguyên tắc thì nhiều nhưng nếu phân chia theo cách BLHS làm thì có nhóm những nguyên tắc đối với người phạm tội và nhóm nguyên tắc đối với pháp nhân thương mại. Tuy nhiên có thể nhìn thấy rất rõ ràng ở điều luật trên là 2 nhóm nguyên tắc này không có gì khác nhau về bản chất và nhóm nguyên tắc của pháp nhân thương mại ít hơn nhiều với nguyên tắc của người phạm tội (có thể gọi đó là tập hợp con trong trường hợp này). Những khác biệt rất ít cũng chỉ xuất phát từ những đặc trưng của từng loại chủ thể. Điều này có thể dễ hiểu vì trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một chế định rất mới mẻ và BLHS 2015 là Bộ luật đầu tiên ghi nhận chế định này. Do đó không tránh khỏi việc nêu ra những nguyên tắc trên cũng cơ bản là dựa trên nguyên tắc dành cho người phạm tội và theo đánh giá chủ quan của tác giả, nguyên tắc đối với pháp nhân thương mại vẫn còn thiếu nhiều và có thể sẽ phải bổ sung trong tương lai không xa. Đơn cử như không có nguyên tắc về việc tạo điều kiện cho pháp nhân tái hoạt động sau khi chấp hành xong hình phạt hay nguyên tắc về xóa điểm đen lý lịch pháp nhân (tương tự như xóa án tích) v.v…

Bình Luận Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Điều luật này cho thấy rằng trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là của toàn xã hội mà không chỉ bị giới hạn bởi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước. Tuy vậy nghĩa vụ này không được đánh đồng đối với tất cả các chủ thể. Điều này thể hiện ở quy định tại Khoản 3: Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Cấu trúc của quy định này cho thấy sự khuyến khích hơn là bắt buộc. Hoàn toàn khác với quy định tại Khoản 1 khi quy định rằng: Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Quy định này thể hiện sự rõ ràng, tách bạch giữa nghĩa vụ mang tính bắt buộc và nghĩa vụ mang tính khích lệ, khuyến khích. Chính xác là nghĩa vụ chính trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm phải thuộc về các cơ quan nhà nước. Nhiệm vụ bảo vệ bình yên cho cuộc sống của người dân là nhiệm vụ thuộc về nhà nước. Hiến pháp đã trao quyền tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống quyền lực công và sử dụng công cụ hệ thống quân đội, nhà tù, công an, cảnh sát v.v…để thực hiện mục tiêu gìn giữ hòa bình, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong mối quan hệ này người dân phải thực hiện nghĩa vụ về thuế và những nghĩa vụ khác để tạo nguồn thu ngân sách duy trì hoạt động của hệ thống trên. Mỗi bên đều có những nghĩa vụ rất rõ ràng của mình được quy định trong Hiến pháp. Do vậy nhiệm vụ cùng tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm của công dân là để đảm bảo được tính toàn diện và tính nhanh chóng kịp thời trong việc xử lý tội phạm, nó là một nghĩa vụ phái sinh và mang tính chất khuyến khích là chính, làm cho mọi công dân thấy được bổn phận của mình đối với công tác phòng chống tội phạm.

Bình Luận Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì đều áp dụng BLHS Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam ở đây phải được hiểu bao gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Riêng đối với phần lãnh thổ di động (tàu bay, tàu biển) thì phạm vi áp dụng của BLHS còn được mở rộng hơn ở chỗ không chỉ hành vi phạm tội được thực hiện trên các phương tiện đó mà nếu hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên phương tiện đó thì vẫn áp dụng quy định của BLHS Việt Nam mặc dù hành vi phạm tội có thể xảy ra ngoài tàu bay, tàu biển.

Tuy nhiên, nguyên tắc trên có một ngoại lệ duy nhất là đối với những người phạm tội được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự. Những đối tượng này được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế. Trường hợp này sẽ không áp dụng quy định của BLHS mà trách nhiệm hình sự của họ sẽ được giải quyết theo quy định tại các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc bằng con đường ngoại giao.

Như vậy có thể thấy hiệu lực về không gian của BLHS là rất rộng và áp dụng đối với tất cả các đối tượng kể cả là người nước ngoài, người không quốc tịch. Chỉ một phần rất nhỏ những đối tượng được hưởng quyền miễn trừ như đã nêu mới không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật này.

Bình Luận Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Điều luật này bao gồm 3 Khoản và cả 3 Khoản này đều có một điểm chung là có thể áp dụng BLHS chứ không phải là sẽ áp dụng BLHS. Kỹ thuật lập pháp tại điều này hoàn toàn khác với quy định tại Điều 5. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ những hành vi phạm tội tại điều này đều là những hành vi nằm ngoài lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam. Bởi vì nằm ngoài nên khả năng áp dụng BLHS để giải quyết cũng cực kỳ hạn chế vì khả năng cao hành vi đó sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự của một quốc gia nào đó nếu hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia vì quốc gia nào cũng đề cao chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với lãnh thổ của mình.

Như vậy tóm tắt lại những trường hợp có thể áp dụng BLHS trong Điều luật này như sau:

– Chủ thể phạm tội là công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam

– Hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc của nước CHXHCN Việt Nam

– Theo quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên

Bình Luận Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian

Nguyên tắc, chỉ áp dụng quy định của pháp luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Nguyên tắc này hoàn toàn đúng bởi vì chúng ta không thể bắt buộc một cá nhân nào đó phải biết được hành vi của mình là phạm tội hay không cho đến khi chúng ta chỉ ra được hành vi đó đã được quy định tại Điều, Khoản, Điểm, Tiết… nào của BLHS và quy định đó đang có hiệu lực thi hành (có giá trị áp dụng).

Xã hội luôn biến động và cách nhìn nhận của nhà lập pháp, của xã hội cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, trong một số trường hợp sự nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ giảm dần theo thời gian nhưng trong những trường hợp ngược lại tính chất nguy hiểm của hành vi nào đó sẽ tăng dần theo thời gian. Vì vậy cho nên các quy phạm pháp luật hình sự cũng không ngừng biến động theo, một số tội phạm sẽ không còn (mất hẳn hoặc chuyển xuống xử lý vi phạm hành chính), một số loại tôi phạm mới sẽ phát sinh.

Nhằm đảm bảo pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội để quan hệ đó ổn định và phát triển theo đúng định hướng, nguyên tắc trên cũng phải tồn tại ngoại lệ (như một lẽ tất yếu), thể hiện tính mềm dẻo và chính sách nhân đạo của nhà nước.

Ngoại lệ này cho phép áp dụng những quy định mà tại thời điểm thực hiện hành vi, quy định đó vẫn chưa có hiệu lực thi hành, cụ thể trong các trường hợp sau:

– Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích

– Quy định khác có lợi cho người phạm tội

Đặc điểm chung của các quy định trên là nếu áp dụng các quy định mới (chưa có hiệu lực vào thời điểm xảy ra hành vi phạm tội nhưng đã có hiệu lực tại thời điêm xét xử) thì sẽ có lợi hơn cho người phạm tội. Người phạm tội có thể sẽ không còn phạm tội hoặc phải chịu một mức hình phạt nhẹ hơn.

Trong trường hợp ngược lại thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành (Khoản 2).

– Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới

– Hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích

– Quy định khác không có lợi cho người phạm tội

Thực ra quy định này có vẻ hơi thừa vì nó không hề khác với nguyên tắc điều luật được áp dụng phải là điều luật đang có hiệu lực pháp luật vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Khoản 1. Tuy vậy, việc hơi thừa này thực ra cũng xuất phát từ sự cẩn trọng của nhà lập pháp. Quy định rõ ràng nhưng nhiều khi những cơ quan tiến hành tố tụng lại không áp dụng một cách chính xác, đúng đắn và thống nhất. Hiện tượng oan sai vẫn còn diễn ra nhiều. Cho nên việc tái khẳng định rằng những quy định theo hướng bất lợi cho người phạm tội thì không được phép áp dụng khi hành vi xảy ra trước thời điểm quy định đó có hiệu lực vẫn rất có giá trị thực tiễn.

Bình Luận Điều 8. Khái niệm tội phạm

Từ khái niệm nêu trên ta xác định được các yếu tố cấu thành của tội phạm, bao gồm:

Hành vi nguy hiểm cho xã hội.Yếu tố có lỗi.Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.Xâm phạm các mối quan hệ được qui định tại Bộ luật hình sự.

Do vậy không phải mọi hành vi đều cấu thành tội phạm mà chỉ khi hành vi đó thỏa mãn đồng thời 4 yếu tố nêu trên thì mới xác định có tội phạm xảy ra.

Khái niệm tội phạm theo qui định trên có nhiều điểm mới so với khái niệm tội phạm được qui định trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Bộ luật hình sự 1999). Cụ thể:

– Tăng cường chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Nếu trước đây chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân thì hiện nay đã có thêm chủ thể mới là các pháp nhân thương mại. Hai chủ thể này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy mà trách nhiệm hình sự của họ cũng khác nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, cá nhân khi thực hiện hành vi phạm tội thì các loại hình phạt được áp dụng theo qui định tại Điều 32 (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình….), pháp nhân thương mại khi phạm tội thì được áp dụng một số loại hình phạt mang tính riêng biệt phù hợp với đặc điểm chủ thể qui định tại Điều 33 (phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm huy động vốn….) và tất nhiên phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng chỉ giới hạn ở các loại tội phạm được qui định tại Điều 76, cụ thể Điều 188 (Tội buôn lậu), Điều 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), Điều 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), Điều 191 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), Điều 192 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả), Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), Điều 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuộc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), Điều 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi), Điều 196 (Tội đầu cơ), Điều 200 (Tội trốn thuế), Điều 203 (Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước), Điều 209 (Tội cố ý công bố thông tin sai lệch, hoặc che dấu thông tin trong hoạt động chứng khoán), Điều 210 (Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán), Điều 211 (Tội thao túng thị trường chứng khoán), Điều 213 (Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm), Điều 216 (Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động), Điều 217 (Tội vi phạm qui định về cạnh tranh), Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan), Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Điều 227 (Tội vi phạm qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên), Điều 232 (Tội vi phạm qui định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản), Điều 234 (Tội vi phạm qui định về bảo vệ động vật hoang dã), Điều 235 (Tội gây ô nhiễm môi trường), Điều 237 (Tội vi phạm qui định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường), Điều 238 (Tội vi phạm qui định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê diều và phòng chống thiên tai; vi phạm qui định về bảo vệ bờ, bãi sông), Điều 239 (Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam), Điều 242 (Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản), Điều 243 (Tội hủy hoại rừng), Điều 244 (Tội vi phạm qui định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm), Điều 245 (Tội vi phạm qui định về bảo tồn thiên nhiên), Điều 246 (Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại), Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố), Điều 324 (Tội rửa tiền). Xem xét các loại tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ đối với một số hành vi liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, môi trường … thì mới qui định trách nhiệm hình sự.

– Tinh gọn các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Cụm từ “xâm phạm quyền con người” đã thay thế cho “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản”. Cách qui đinh này trước hết làm cho khái niệm tội phạm đảm bảo được tính ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được toàn bộ các quan hệ mà pháp luật hình sự phải can thiệp. Thay vì theo cách liệt kê, dự liệu chi tiết từng mối quan hệ thì đến đây các nhà làm luật đã nhìn nhận một cách tổng thể hơn, khái quát hơn, khắc phục nhược điểm, tư tưởng liệt kê mà bấy lâu nay vẫn áp dụng. Phương pháp liệt kê trong Bộ luật hình sự 1999 có ưu điểm là chỉ điểm cụ thể các quan hệ hay nói cách khác là xác định đích danh, tuy nhiên phương pháp này không mang tính bao quát. Việc qui định cụm từ quyền con người là phù hợp với hiến pháp 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta ghi nhận một cách trân trọng về quyền con người tại một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Tiếp nối sự khẳng định trong việc tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền con người mà Bộ luật hình sự sửa đổi đã có cách ghi nhận mới. Do vậy việc ghi nhận như hiện nay là hoàn toàn phù hợp, đúng đắn trong tiến trình hội nhập quốc tế, Nhà nước đã sử dụng công cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ quyền con người.

– Xác định lại phạm vi chịu trách nhiệm hình sự: Khái niệm tội phạm thể hiện rất rõ một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi xâm phạm các mối quan hệ mà theo qui định Bộ luật hình sự hành vi đó phải bị xử lý. Chính vì vậy mà khi một hành vi xảy ra trên thực tế, bên cạnh xác định các yếu tố cấu thành khác thì chúng ta phải xác định hành vi đó có cấu thành một trong các loại tội phạm được thể hiện trong Bộ luật này hay không. Mặc dù một hành vi có xâm phạm đến một mối quan hệ xã hội nhất định nhưng không thuộc phạm trù được liệt kê tại phần các tội phạm thì đương nhiên hành vi này không phải chịu trách nhiệm hình sự, có chăng nó sẽ cấu thành một trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính, dân sự. Bộ luật hình sự 1999 chưa thực hiện được điều này và từ đó tạo ra sự nhầm lẫn, mâu thuẫn trong chính khái niệm cũng như trong từng loại tội phạm nhất định.

Một hành vi khi thỏa mãn được 4 yếu tố nêu trên thì cấu thành tội phạm. Tuy nhiên xét yếu tố về tính nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật có thể loại trừ nó ra khỏi các biện pháp chế tài của Bộ luật hình sự hay nói cách khác hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự, nó sẽ được xem xét ở các trách nhiệm pháp lý khác như hành chính hay dân sự. Như vậy một câu hỏi được đặt ra là mức độ nguy hiểm của một hành vi được xác định như thế nào? Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính phải chịu trách nhiệm hình sự của một hành vi.

Để đánh giá một cách chính xác tính nguy hiểm của hành vi cần phải xem xét một cách tổng thể, đối chiếu qua lại giữa nhiều yếu tố khác nhau như: chủ thể thực hiện là ai, hoàn cảnh khi nào, ở đâu, hậu quả mà hành vi đó gây ra…có như vậy mới đưa ra được nhận định đúng đắn. Không có một khuôn mẫu, chuẩn mực nào để chúng ta có thể xác định ngay lập tức mức độ nguy hiểm của hành vi mà phải phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá của các cơ quan điều tra, tố tụng. Để đảm bảo tính công bằng, đòi hỏi các cá nhân, cơ quan chức trách khi xem xét hành vi phải thật sự khách quan.

Bình Luận Điều 9. Phân loại tội phạm

Trước đây Bộ Luật hình sự 1999 đưa việc phân loại vào Điều 8 khái niệm tội phạm. Tuy nhiên qui định này vô hình dung gây ra sự nhầm lẫn về thuộc tính của tội phạm, cụ thể các loại tội phạm chỉ là việc phân hóa mức độ chịu trách nhiệm hình sự, là sự chi tiết hóa cho một hành vi khi bị xem là cấu thành tội phạm.

Việc phân loại tội phạm được xem xét dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó tùy vào mức độ mà áp dụng loại hình phạt tương thích, đảm bảo được tính răn đe cũng như yếu tố giáo dục. Ngay tại Điều 1 Bộ luật hình sự hiện hành, chúng ta đã nhận thức rõ được chức năng, nhiệm vụ của luật hình sự. Nó là công cụ hữu hiệu của giai cấp cầm quyền trong việc bảo vệ chế độ, bảo vệ các mối quan hệ trong xã hội, được sử dụng để nhằm răn đe, ngăn chặn, uốn nắn cũng như trừng phạt và giáo dục đối với các hành vi xâm phạm. Chính vì vậy mà việc phân loại tội phạm có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm được xác định ngay tại giai đoạn đầu và từ đó định hướng được các chế tài xử lý phù hợp.

Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà tội phạm được pháp luật hình sự phân thành 4 loại như sau:

– Tội ít nghiêm trọng

– Tội nghiêm trọng

– Tội rất nghiêm trọng.

– Tội đặc biệt nghiêm trọng.

Sự phân hóa các loại tội phạm được thực hiện theo tính chất nghiêm trọng tăng dần và tương ứng với đó là loại hình phạt và mức khung hình phạt cũng tăng dần. Nếu trước đây việc phân loại hình phạt và khung hình phạt để áp dụng cho mỗi loại tội phạm được thực hiện theo phương thức áp mức tối đa thì hiện nay các nhà làm luật đã liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng giúp việc vận dụng luật được thuận tiện hơn.

Tương tự chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại khi có các hành vi xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ cũng phải chịu những chế tài tương ứng với từng loại tội phạm nhất định.

Bình Luận Điều 10. Cố ý phạm tội

Chương III chủ yếu tập trung làm rõ các thành tố cấu thành tội phạm, như đã phân tích tại khái niệm tội phạm thì lỗi là một trong 4 yếu tố được đưa ra để xem xét đánh giá một hành vi đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, nếu có thì mức độ như thế nào. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, phân loại các bản dạng lỗi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Điều này, các nhà làm luật đưa ra khái niệm về lỗi cố ý cũng như căn cứ để phân loại lỗi cố ý. Cụ thể:

Lỗi cố ý trực tiếp: được xác định dựa trên mức độ nhận thức của người thực hiện hành vi. Trong các loại lỗi thì lỗi cố ý trực tiếp thể hiện sự nhận thức và mức độ quyết tâm cao nhất của người thực hiện. Sự nhận thức được thể hiện dưới ba góc độ khác nhau, thứ nhất đó là nhận thức được mức độ nguy hiểm, nghĩa là người phạm tội nhận diện được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện sẽ gây ra nguy hiểm cho xã hội, sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ nếu hành vi được thực hiện là nó sẽ xâm phạm đến một đối tượng cụ thể nào đó. Thứ hai nhận thức được hậu quả, người thực hiện hành vi bên cạnh nhận diện được mức độ nguy hiểm thì họ còn thấy được hậu của nó như thế nào, dự liệu được một cách chính xác và đúng đắn những hậu quả mà hành vi mang lại. Và không có việc người thực hiện hành vi sẽ mơ hồ, không xác định được hậu quả là gì, khi trong suy nghĩ người phạm tội nghĩ về một hành vi mà họ sẽ thực hiện thì đồng thời họ cũng đã thấy trước được hậu quả xảy ra, hai vấn đề này tiếp diễn liên tục, liền kề nhau và nhiều trường hợp thậm chí người phạm tội nghĩ đến hậu quả trước và tìm cách thực hiện hành vi tương ứng để hậu quả xảy ra như mong muốn. Thứ ba là nói đến tính quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng của người phạm tội “mong muốn hậu quả đó xảy ra”, sự mong muốn này biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đặc điểm như: không chấm dứt hành vi, thực hiện hành vi cho đến khi nào hậu quả xảy ra hay nói cách khác hậu quả chính là mục đích cuối cùng. Như vậy trong chuỗi nhận thức của người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp chính là biểu hiện của ý chí và quyết tâm cao nhất trong các loại lỗi, đi từ suy nghĩ và hiện thực hóa đến hành động.

Lỗi cố ý gián tiếp: sự khác biệt cơ bản giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp được thể hiện ở khía cạnh tâm lý người phạm tội. Hai loại lỗi này các chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đều nhận thức được hậu quả mà hành vi mang lại. Tuy nhiên với lỗi cố ý gián tiếp thì cần phải khẳng định, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả đó xảy ra trên thực tế hay nói cách khác hậu quả không nằm trong kế hoạch hành động của họ. Việc hậu quả có xảy ra hay không không phải là đích đến cuối cùng. Sự bỏ mặc thể hiển ở việc người phạm tội không quan tâm, hậu quả xảy ra cũng được hoặc không xảy ra cũng được. Mục đích của người phạm tội đã có thể đạt được ở giai đoạn trước đó hoặc thực hiện hành vi nhưng lại hướng đến một mục đích khác.

Tuy nhiên khi xem xét, nghiên cứu về lỗi cố ý, nhiều quan điểm cho rằng việc phân loại lỗi cố ý thành lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp là không cần thiết. Bởi lẽ một người khi họ đã nhận thức được một cách đầy đủ về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả xảy ra mà vẫn thực hiện thì cho dù họ có mong muốn hay không mong muốn thì hậu quả cũng đã xảy ra trên thực tế. Việc nhận thức đầy đủ nhưng vẫn thực hiện hành vi đã chứng tỏ một quyết tâm và ý chí của người phạm tội. Pháp luật hình sự nghiêm cấm các chủ thể xâm phạm đến các mối quan hệ được qui định trong bộ luật này, do vậy việc không hành động hoặc hành động để tránh xâm hại và bảo vệ các mối quan hệ đó là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy, việc cho rằng không mong muốn hậu quả xảy ra trong khi đã nhận thức và dự liệu một cách chính xác hậu quả mà vẫn thực hiện hành vi là hoàn toàn không có cơ sở.

Bình Luận Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội gồm hai loại sau:

Thứ nhất: Vô ý phạm tội do quá tự tin

Biểu hiện: Người phạm tội nhận thức và dự liệu được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng xét về mặt ý chí lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có biện pháp ngăn ngừa được. Tuy nhiên cần phân tích rõ mức độ nhận thức hậu quả của người thực hiện hành vi. Nếu xem xét lại các lỗi về cố ý thì việc nhận thức và xác định, dự liệu hậu quả là điều tất yếu, hiển nhiên, pháp luật hình sự buộc người phạm tội phải nhận thức rõ vấn đề này. Hậu quả xảy ra nếu thực hiện hành vi là một điều chắc chắn, còn đối với lỗi vô ý do quá tự tin thì hậu quả có thể xảy ra hoặc không xảy ra trên thực tế. Người phạm tội nhận thức được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện có thể dẫn đến một hậu quả nào đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó không có cơ sở để xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ được ngăn chặn một cách ngay lập tức. Trong ý chí khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra như biểu hiện của trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp nhưng trong nhận thức, người phạm tội tự tin ngăn chặn được hậu quả, tuy nhiên sự tự tin không tương đồng với thực tế, không giải quyết được vấn đề.

Thứ hai: Vô ý phạm tội do cẩu thả

Biểu hiện: Xét về mặt nhận thức thì người phạm tội hoàn toàn không thấy được hậu quả do hành vi của mình mang lại mặc dù pháp luật buộc người phạm tội phải thấy trước được điều đó. Việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm sống…; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý…Việc buộc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải thấy trước được hậu quả chỉ có thể áp dụng đối với những mối quan hệ chung, phổ biến mà ở đó đã hình thành một quy tắc xử sự, ai cũng phải tuân theo. Ví dụ: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân và hậu quả là bệnh nhân chết. Trong trường hợp này chính sự cẩu thả của bác sĩ đã dẫn đến hậu quả là cái chết của bệnh nhân, trong quy tắc xử sự hành nghề y buộc bác sĩ phải là một người cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc và đồng thời họ cũng phải nhận thức được hậu quả sẽ như thế nào nếu có sự nhầm lẫn, sử dụng không chính xác.

Bình Luận Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Xuất phát từ thực tiễn xét xử và quá trình trẻ hóa tội phạm ngày càng nhiều trong suốt thời gian qua mà quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự hiện nay có thay đổi rõ nét so với qui định trong Bộ luật hình sự 1999. Nếu trước đây người phạm tội khi thực hiện hành vi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, thì hiện nay phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của nhóm đối tượng này đã được mở rộng, theo đó:

– Khi thực hiện hành vi phạm tội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho dù với lỗi cố ý hay vô ý thì người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trách nhiệm này được giới hạn trong những tội phạm nhất định. Cụ thể Điều 123 (Tội giết người), Điều 134 (Tội có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 144 (Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi), Điều 150 (Tội mua bán người), Điều 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi), Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (Tội cướp giật tài sản), Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản), Điều 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy), Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy), Điều 265 (Tội tổ chức đua xe trái phép), Điều 266 (Tội đua xe trái phép), Điều 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 289 (Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác), Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản), Điều 299 (Tội khủng bố), Điều 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia), Điều 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quận sự).

Xem thêm: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thủ Đức Bằng Xe Buýt

Ngoài các tội phạm được liệt kê nêu trên thì nhóm đối tượng này khi thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đối với các loại tội phạm khác thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự được khái quát như sau:

– Từ đủ 16 tuổi trở lên: chịu trách nhiệm hình sự mọi loại tội phạm.

– Từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi:

+ Tội ít nghiêm trọng: Không chịu trách nhiệm hình sự.

+ Tội nghiêm trọng: Không chịu trách nhiệm hình sự.

+ Tội rất nghiêm trọng: Trong phạm vi các tội phạm được qui định.

+ Tội đặc biệt nghiêm trọng: Trong phạm vi các tội phạm được qui định.

Việc phân loại và giới hạn tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu trên phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần ngăn chặn, răn đe tội phạm vị thành niên. Nhìn lại khoảng thời gian gần đây, chúng ta không khỏi rùng mình trước các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận, người phạm tội còn tuổi đời rất trẻ nhưng lại thực hiện hành vi với tính chất côn đồ, tàn bạo thể hiện sự xem thường pháp luật, bất chấp mọi khuôn khổ, chuẩn mực để xâm phạm các mối quan hệ xã hội. Trong một môi trường với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, du nhập văn hóa, đề cao lối sống hưởng thụ, thích thể hiện… đã dẫn đến việc xuống cấp đạo đức nghiêm trọng trong bộ phận giới trẻ và từ đó dẫn đến hành vi phạm tội là điều tất yếu.

Bình Luận Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Nếu trước đây Điều 14 Bộ luật hình sự 1999 chỉ thể hiện: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”, thì đến nay, qui định này đã được điều chỉnh. Cụ thể: Phù hợp về cách gọi tên, loại khái niệm về tình trạng say khi sử dụng rượu vì khi qui định như vậy, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm say và khi nào người sử dụng rượu rơi vào tình trạng say hay ngoài rượu thì các loại nước uống nào có thể gây ra tình trạng tương tự. Rõ ràng qui định như vậy hoàn toàn không phù hợp về khái niệm khoa học cũng như chưa tương thích với các thuật ngữ, ý nghĩa trong các thành tố cấu thành tội phạm được qui định tại khái niệm tội phạm. Bởi lẽ khi nói đến tội phạm, chúng ta đề cập ngay đến năng lực trách nhiệm hình sự, trong khi đó năng lực trách nhiệm hình sự được xem xét trên ba yếu tố:

– Khả năng nhận thức.

– Khả năng điều khiển hành vi.

– Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác chỉ tác động đến khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chính vì vậy vấn đề về tuổi chịu trách nhiệm hình sự sẽ không được đề cập ở đây. Do vậy chúng ta không cần quan tâm đến tình trạng say hay không say của người sử dụng mà chỉ xem xét, đánh giá khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi là chuẩn mực nhất, phù hợp với nội hàm của khái niệm tội phạm.

Việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác có thể làm người sử dụng rơi vào trạng thái hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trong trường hợp này, pháp luật qui định rất rõ người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đến cùng nếu có hành vi phạm tội. Tuy nhiên tại Điều 8 về khái niệm tội phạm thì hành vi phạm tội phải được thực hiện bởi người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng xét về bản chất thì trước khi sử dụng rượu, bia hoặc các chất kich thích mạnh khác, người phạm tội hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức của mình, việc làm mất hoặc hạn chế là do lỗi của người sử dụng hay nói cách khác là họ tự mình tước đoạt đi khả năng đó và vì có lỗi nên họ buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy đây có được xem là tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng hình phạt hay không? Tất nhiên việc tự mình tước đoạt đi quyền của mình và xâm hại đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ thì hoàn toàn không có cơ sở để xem xét giảm trách nhiệm. Thậm chí trong nhiều trường hợp, việc phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác được xem xét là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Điều 260: Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ

….….

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:……Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hợi thở có nồng độ cồn vượt quá mức qui định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kich thích mạnh khác.

– Điều 267: Tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

….…

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:……Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hợi thở có nồng độ cồn vượt quá mức qui định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kich thích mạnh khác.

……

Tuy nhiên cũng cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của người phạm tội do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác. Sở dĩ, hành vi này có thể do người phạm tội tự thực hiện hoặc bị buộc phải sử dụng các chất kích thích để rơi vào trạng thái như vậy. Trong trường hợp bị ép buộc mà không còn cách nào khác hoặc bị lừa dối, đe dọa thì trách nhiệm hình sự sẽ không được đặt ra.

Qui định này mang tính giáo dục cao cũng như nhằm ngăn chặn, răn đe các đối tượng lợi dụng việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác để thực hiện hành vi phạm tội.

Bình Luận Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

Một tội phạm thực hiện được chia làm ba giai đoạn:

– Chuẩn bị phạm tội.

– Phạm tội chưa đạt.

– Tội phạm hoàn thành.

Việc xem xét, đánh giá giai đoạn đầu tiên của một hành vi phạm tội nhất định sẽ được bình luận tại Điều này. Giai đoạn phạm tội chưa đạt được qui định tại Điều 15, tội phạm hoàn thành được xử lý theo từng tội danh cụ thể. Để có thể xem xét trách nhiệm hình sự của một đối tượng tại giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì hành vi đó phải được biểu hiện ra hình thái bên ngoài dưới dạng các hoạt động cụ thể. Chính vì vậy mà khi tội phạm chỉ mới dừng ở suy nghĩ, chưa bộc lộ bằng hành vi, động thái thì hoàn toàn không có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự. Việc biểu hiện từ suy nghĩ đến hành động được thể hiện dưới các dấu hiệu như:

– Tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

– Thành lập băng nhóm, tổ chức tội phạm.

– Tham gia vào các băng, nhóm tội phạm sẵn có.

Đây chính từ sự chuyển tiếp từ suy nghĩ đến hành động của người phạm tội, biểu hiện dưới các dạng vật chất, hành động nhất định mà thông qua việc xem xét, chúng ta có căn cứ xác đáng để cho rằng có hành vi phạm tội chuẩn bị xảy ra trên thực tế và từ đó có các biện pháp ngăn chặn, xử lý tội phạm hiệu quả. Mặc dù tại giai đoạn này, hành vi phạm tội chưa thật sự diễn ra, chưa tác động, chưa làm biến đổi bất kỳ một mối quan hệ nào dù được luật hình sự bảo vệ hay các qui phạm pháp luật khác. Tuy nhiên nó đang đe dọa gây ra các thiệt hạị và việc xâm hại trực tiếp đến các chủ thể mà tội phạm hướng đến chắc chắn sẽ diễn ra trong khoảng thời gian sắp tới.

Các biểu hiện của một tội phạm cụ thể tại giai đoạn chuẩn bị phạm tôi, ví dụ Tội giết người qui định tại Điều 123: Sau khi có suy nghĩ giết Ông A để trả thù vì tranh chấp đất đai với mình, Ông B bắt đầu tìm hiểu thông tin về gia đình nạn nhân (có bao nhiêu người, lịch trình làm việc của từng người….), mua dao, chuẩn bị vật dụng cứng khác để đoạt mạng nạn nhân, chuẩn bị bao tải, cuốc nhằm phi tang xác, vì biết nạn nhân hay lên làm rẫy một mình nên Ông B đã chuẩn bị nơi phục kích…..tất cả các thông tin tìm hiểu hay công cụ, phương tiên nêu trên mà Ông B thực hiện là nhằm tiến tới thực hiện hành vi giết Ông A. Và xem xét trong tổng thể các giai đoạn của tội phạm thì việc làm của Ông B là đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Chuẩn bị phạm tội chỉ xảy ra đối với các loại tội phạm thực hiện với lỗi cố ý vì vậy dù chưa diễn ra nhưng đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi xem xét chi tiết vào từng loại tội danh được nêu tại Bộ luật hình sự cũng như căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh, độ tuổi của người thực hiện mà không phải giai đoạn chuẩn bị phạm tội của bất kỳ tội danh nào cũng được đưa ra để xem xét trách nhiệm hình sự. Khoản 2 Điều 14 đã chỉ đích danh các trường hợp cụ thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội như Điều 108 (Tội phản bộ tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 110 (Tội gián điệp), Điều 111 (Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), Điều 112 (Tội bạo loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), Điều 114 (Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), Điều 115 (Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội), Điều 116 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết), Điều 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), Điều 118 (Tội phá rối an ninh), Điều 119 (Tội chống phá nơi giam giữ), Điều 120 (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), Điều 121 (Tội trốn đi ngước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), Điều 123 (Tội giết người), Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củ người khác), Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), Điều 299 (Tội khủng bố), Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố), Điều 301 (Tội bắt cóc con tin), Điều 302 (Tội cướp biển), Điều 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc giá), Điều 324 (Tội rửa tiền).

Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự cho một trong các tội danh đã liệt kê bên trên, trường hợp chuẩn bị phạm tội cho các tội danh khác thì trách nhiệm hình sự không được đặt ra. Riêng đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự cho hai tội danh duy nhất là tội giết người qui định tại Điều 123 và tội cướp tài sản qui định tại Điều 168.

Bình Luận Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Tội phạm sau khi hoàn tất các hoạt động cần thiết tại giai đoạn chuẩn bị thì sẽ chuyển tiếp đến việc thực hiện hành vi trên thực tế. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp tội phạm đều được thực hiện hoàn thành mà trong giai đoạn này tội phạm đã hoặc đang thực hiện nhưng vì một lý do nào đó mà không đạt được mục đích hay nói cách khác hậu quả xảy ra ngoài mong muốn của người phạm tội. Tại Điều này, chúng ta sẽ xem xét các dấu hiệu cấu thành hành vi phạm tội chưa đạt.

Thứ nhất: Hành vi đã hoặc đang thực hiện

Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp, nếu việc chuẩn bị công cụ, phương tiện, thu thập thông tin…tại giai đoạn chuẩn bị phạm tội là sự cụ thể hóa, hiện thực hóa cho các suy nghĩ, ý định phạm tội thì đến giai đoạn này lại là biểu hiện cho quyết tâm đến cùng của tội phạm. Ví dụ: Tội phạm giết người tại Điều 123 Bộ luật hình sự, người phạm tội đã dùng dao đâm nạn nhân hoặc dùng vật cứng đánh mạnh vào đầu nạn nhân….tất các các hành động này thể hiện tội phạm đang diễn ra, người phạm tội đang tác động, xâm phạm đến quyền con người được pháp luật hình sự bảo vệ. Tội cướp tài sản tại Điều 168, người phạm tội đã dùng dao khống chế hoặc dùng dây trói nạn nhân hoặc các hành vi khác bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực làm nạn nhân không thể chống cự. Tất cả các hành động nói trên của người phạm tội nhằm đạt được mục đích cuối cùng của mình (ở tội giết người, người phạm tội đã dùng dao đâm hoặc dùng vật cứng đánh mạnh vào đầu nhằm gây cái chết cho nạn nhân; ở tội cướp tài sản, người phạm tội dùng dao khống chế, đe dạo nạn nhân…nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân).

Thứ hai: Mục đích người phạm tội chưa đạt được

Sở dĩ ở đây chúng ta không sử dụng cụm từ hậu quả để nói lên rằng tội phạm chưa đạt do hậu quả chưa xảy ra là hoàn toàn không chính xác. Có nhiều trường hợp hậu quả chính là mục đích, là cái mong muốn đạt được của người phạm tội khi thực hiện hành vi và ngược lại có khi hậu quả không phải là đích cuối cùng mà người phạm tội hướng đến. Trong bất kỳ trường hợp nào, một hành vi phạm tội dù chưa đạt hoặc hoàn thành đều để lại những hậu quả nhất định, tội giết người nêu trên hậu quả có thể là nạn nhân chết (phù hợp với mong muốn của người phạm tội) hoặc hậu quả là gây thương tích, ảnh hưởng đến đời sống bình thường sau này của nạn nhân như gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng…Do vậy ở mọi khía cạnh, góc độ dù hành vi phạm tội hoàn thành hay chưa đạt đều gây ra hậu quả cho nạn nhân, gia đình và xã hội.

Dấu hiệu của tội phạm chưa đạt thể hiện rõ nét ở mục đích phạm tội. Và rõ ràng một khi chưa đạt được mục đích thì tội phạm đó đã cấu thành dấu hiệu tội phạm chưa đạt. Các trường hợp chưa đạt bao gồm:

– Hậu quả trên thực tế không đồng thời là hậu quả mong muốn của người phạm tội (đã thực hiện tất các hành vi).

– Hành vi khách quan đang diễn ra nhưng chưa dẫn đến hậu quả.

Thứ ba: Tội phạm chưa đạt là ngoài ý muốn

Xét về ý chí thì hành vi của người phạm tội phải được diễn ra theo đúng những gì họ mong muốn. Tức là hậu quả xảy ra trên thực tế phải khớp với hậu quả mong muốn của họ.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vì một lý do nào đó (có thể là nạn nhân chống cự, phát hiện và hỗ trợ của mọi người xung quanh, sự cố của công cụ, phương tiện…..) mà mục đích của người phạm tội vẫn chưa đạt được. Để phân biệt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội qui định tại Điều 16 thì chúng ta phải xác định và làm rõ rằng tội phạm chưa đạt là ngoài mong muốn, còn biểu hiện về ý chí, quyết tâm thì người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.

Tại giai đoạn này, chúng ta cũng cần phải làm rõ thêm các hành vi trên thực tế của người phạm tội, biểu hiện ở việc thực hiện các hành vi khách quan. Xem xét người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi được cho là cần thiết để tội phạm hoàn thành hay chưa. Để có đánh giá chính xác thì phải nhìn nhận vào từng tội danh cho từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Ví dụ Tội giết người: trường hợp người phạm tội đã dùng súng bắn nhưng súng kẹt cò không nổ hoặc đã bắn nhưng đạn không trúng nạn nhân hoặc trường hợp đạn trúng nạn nhân nhưng nạn nhân không chết vì được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Rõ ràng ví dụ nêu trên có hai trường hợp khác biệt:

Thứ nhất: chưa thực hiện hết các hành vi khách quan.

Thứ hai: đã thực hiện toàn bộ các hành vi khách quan cần thiết được cho là sẽ dẫn đến hậu quả như mong muốn của người phạm tội.

Sự phân loại nêu trên là cần thiết và có ý nghĩa trong hoạt động truy tố, xét xử tội phạm, có liên quan và quyết định mức khung hình phạt phù hợp.

Không giống giai đoạn chuẩn bị phạm tội, pháp luật hình sự qui định người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội phạm chưa đạt. Không có bất kỳ sự giới hạn tội danh bởi lẽ phạm tội chưa đạt là ngoài mong muốn của người phạm tội, và trên thực tế nó đã gây ra những hậu quả nhất định.

Bình Luận Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Xét về bản chất thì việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nét tương đồng so với qui định về phạm tội chưa đạt ở điểm hậu quả mong muốn của người phạm tội không xảy ra. Tuy nhiên hậu quả không xảy ra là xuất phát từ ý chí từ bỏ thực hiện hành vi của người phạm tội chứ không phải là do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như chế định phạm tội chưa đạt. Dấu hiệu của việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được thể hiện đầy đủ qua các đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất: Người phạm tội tự mình chấm dứt hành vi phạm tội

Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết, người phạm tội phải tự mình, bằng ý chí của mình chấm dứt không thực các hành vi khách quan ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc các hành vi khách quan khác cần thiết cho hậu quả xảy ra. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội còn được xem xét ở cả giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay nói cách khác là ở tất cả các khâu, quá trình trước khi hậu quả xảy ra.

Xem thêm: Cuộc Thi Em Yêu Khoa Học – Phát Động Cuộc Thi “Em Yêu Khoa Học

Nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hành vi phạm tội: Phải xuất phát tự sự tự nguyện và kiên quyết của người thực hiện hành vi mà không phải bị tác động bởi các bên thứ ba hay chủ thể, nguyên nhân nào khác. Ví dụ Tội giết người qui định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, để giết Ông A, Ông B đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, công cụ, nắm bắt được lịch trình, thời gian lên rẫy của Ông B. Tuy nhiên sau đó Ông B suy nghĩ lại chỉ vì tranh chấp đất mà mình lại ra tay giết người, cảm thấy cắn rứt lương tâm nên đã dừng không thực hiện tiếp. Việc không tiếp tục thực hiện hành vi của Ông B trong trường hợp này được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Thứ hai: Không bị ngăn cản thực hiện hành vi

Điều này có nghĩa, ngoài việc tự mình từ bỏ ý định thực hiện hành vi phạm tội thì không có bất kỳ điều gì có thể ngăn cản người phạm tội nếu họ quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Nếu trong phạm tội chưa đạt thì ta có thể dễ dàng nhận thấy người phạm tội luôn tìm mọi cách, tạo mọi cơ hội điều kiện, vượt qua các rào cản để thực hiện hành vi của mình nhưng trong chế định này người phạm tội không hề mong muốn hậu quả xảy ra nên dừng hoặc tìm mọi cách để dừn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *