MỤC LỤC VĂN BẢN

*

QUỐC HỘI ******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 33/2005/QH11

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2005

BỘ LUẬT DÂN SỰ

Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ10;Bộ luật này quy định về dân sự.

Đang xem: Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

NHIỆM VỤ VÀHIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự quyđịnh địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân,chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong cácquan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đâygọi chung là quan hệ dân sự).

Bộ luật dân sự cónhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệdân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhândân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự

1. Bộ luật dân sựđược áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệulực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy địnhkhác.

2. Bộ luật dân sựđược áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bộ luật dân sựđược áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác.

Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

Trong trường hợppháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tậpquán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tậpquán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắcquy định trong Bộ luật này.

CHƯƠNG II

NHỮNGNGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

Quyền tự do camkết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảođảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội.

Trong quan hệdân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡngép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Cam kết, thoảthuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cánhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

Điều 5. Nguyên tắc bình đẳng

Trong quan hệdân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giớitính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ vănhoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

Điều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Trong quan hệ dânsự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền,nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

Điều 7. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phảinghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việckhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thựchiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập, thựchiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng vàphát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân,tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đứccao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Đồng bào các dântộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bướcnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Việc giúp đỡ ngườigià, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự đượckhuyến khích.

Điều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự

1. Tất cả cácquyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được phápluật bảo vệ.

2. Khi quyền dânsự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy địnhcủa Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự củamình;

b) Buộc chấm dứt hành vi viphạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính côngkhai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dânsự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

Điều 10. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền, lợi ích hợp

pháp của ngườikhác

Việc xác lập, thựchiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợiích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 11. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Việc xác lập, thựchiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật này và quy địnhkhác của pháp luật.

Điều 12. Nguyên tắc hoà giải

Trong quan hệ dânsự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyếnkhích.

Không ai được dùngvũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết cáctranh chấp dân sự.

Điều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự

Quyền, nghĩa vụdân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Giao dịch dânsự hợp pháp;

2. Quyết định củaToà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

3. Sự kiện pháp lýdo pháp luật quy định;

4. Sáng tạo giátrị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

5. Chiếm hữu tài sản có căn cứpháp luật;

6. Gây thiệt hại do hành vi tráipháp luật;

7. Thực hiện công việc không có ủyquyền;

8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản,được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

9. Những căn cứ khác do phápluật quy định.

CHƯƠNG III

CÁ NHÂN

MỤC 1

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNHVI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực phápluật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dânsự.

2. Mọi cá nhân đềucó năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực phápluật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đóchết.

Điều 15. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Cá nhân có cácquyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:

1. Quyền nhân thân không gắn vớitài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;

2. Quyền sở hữu, quyền thừa kếvà các quyền khác đối với tài sản;

3. Quyền tham gia quan hệ dân sựvà có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 16. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực phápluật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hànhvi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 18.Người thành niên, người chưa thành niên

Người từ đủ mười tám tuổi trởlên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên

Người thành niêncó năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều23 của Bộ luật này.

Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáutuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

1. Người từ đủ sáutuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phảiđược người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầusinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trườnghợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảođảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sựmà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác.

Điều 21. Người không có năng lực hành vi dân sự

Người chưa đủ sáutuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổiphải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một ngườido bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà ánra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổchức giám định.

Khi không còn căncứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chínhngười đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủybỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dânsự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luậtxác lập, thực hiện.

Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

1. Ngườinghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của giađình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chứchữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự.

2. Người đại diệntheo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diệndo Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạnchế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo phápluật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

3. Khi khôngcòn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêucầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổchức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lựchành vi dân sự.

MỤC 2

QUYỀN NHÂN THÂN

Điều 24.Quyền nhân thân

Quyền nhân thân được quy địnhtrong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyểngiao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân

Khi quyền nhânthân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

1. Tự mình cải chính;

2. Yêu cầu người vi phạm hoặcyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi viphạm, xin lỗi, cải chính công khai;

3. Yêu cầu người vi phạm hoặcyêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

Điều 26. Quyền đối với họ, tên

1. Cá nhân cóquyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinhcủa người đó.

2. Cá nhân xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền công nhận.

3. Việc sử dụng bídanh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngườikhác.

Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân cóquyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, têntrong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầucủa người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đếntình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầucủa cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người connuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lạihọ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầucủa cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ chocon từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ,tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ,tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợpkhác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổihọ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổihọ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đượcxác lập theo họ, tên cũ.

Điều 28. Quyền xác định dân tộc

1. Cá nhân khisinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợpcha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xácđịnh là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoảthuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

2. Người đã thànhniên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợpsau đây:

a) Xác định lạitheo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khácnhau;

b) Xác định lạitheo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộcdân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biếtcha đẻ, mẹ đẻ là ai.

3. Trong trườnghợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác địnhlại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy địnhtại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.

Điều 29. Quyền được khai sinh

Cá nhân khi sinhra có quyền được khai sinh.

Điều 30. Quyền được khai tử

1. Khi có ngườichết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phảikhai tử cho người đó.

2. Trẻ sơ sinh,nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khisinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử.

Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân cóquyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụnghình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đãchết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ,vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừtrường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quyđịnh khác.

3. Nghiêm cấm việcsử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín củangười có hình ảnh.

Điều 32. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể

1. Cá nhân có quyền được bảo đảman toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

2. Khi phát hiện người bị tainạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đếncơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọiphương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.

3. Việc thực hiện phương phápchữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phậncủa cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ,chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ‎ý; trong trườnghợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến củanhững người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiệntrong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người quá cốtrước khi người đó chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ,chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quácố trước khi người đó chết;

c) Theo quyết định của tổ chức ytế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

Điều 33. Quyền hiến bộ phận cơ thể

Cá nhân có quyềnđược hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặcnghiên cứu khoa học.

 Việc hiến và sửdụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết

Cá nhân có quyềnhiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho ngườikhác hoặc nghiên cứu khoa học.

Việc hiến và sửdụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của phápluật.

Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người

Cá nhân có quyềnnhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.

Nghiêm cấm việcnhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại.

Điều 36.Quyền xác định lại giới tính

Cá nhân có quyền được xác địnhlại giới tính.

Việc xác định lại giới tính củamột người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tậtbẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằmxác định rõ về giới tính.

Việc xác định lại giới tính đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhânphẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Điều 38. Quyền bí mật đời tư

1. Quyền bí mậtđời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập,công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý;trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mườilăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đạidiện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệutheo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điệntín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn vàbí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điệnthoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thựchiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền.

Điều 39.Quyền kết hôn

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôntheo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.

Việc tự do kết hôn giữa nhữngngười thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo vàkhông theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọngvà được pháp luật bảo vệ.

Điều 40. Quyền bình đẳng của vợ chồng

Vợ, chồng bìnhđẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trongquan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnhphúc, bền vững.

Điều 41.Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình cóquyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốtđẹp của gia đình Việt Nam.

Con, cháu chưa thành niên đượchưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kínhtrọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.

Điều 42. Quyền ly hôn

Vợ, chồng hoặc cảhai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Điều 43. Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con

1. Người khôngđược nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó.

2. Người được nhậnlà cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó.

Điều 44.Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

Quyền được nuôi con nuôi vàquyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Việc nhận con nuôi và được nhậnlàm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 45.Quyền đối với quốc tịch

Cá nhân có quyền có quốc tịch.

Việc công nhận, thay đổi, nhậpquốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luậtvề quốc tịch.

Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Cá nhân có quyềnbất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở củamột người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trườnghợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theotrình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1. Cá nhân cóquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Không aiđược xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đểxâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp củangười khác.

Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú

1. Cá nhân có quyền tự do đilại, tự do cư trú.

2. Quyền tự do đi lại, tự do cưtrú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 49.Quyền lao động

Cá nhân có quyền lao động.

Mọi người đều có quyền làm việc,tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc,giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 50.Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh của cánhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền lựa chọn hìnhthức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợpđồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

1. Cá nhân cóquyền tự do nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cảitiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật vàtham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.

2. Quyền tự donghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cảntrở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.

MỤC 3

NƠI CƯ TRÚ

Điều 52.Nơi cư trú

1. Nơi cư trú của cá nhân là nơingười đó thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp không xác địnhđược nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trúlà nơi người đó đang sinh sống.

Xem thêm: Khoa Liên Thông Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Điều 53.Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưathành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thìnơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà ngườichưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thểcó nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc phápluật có quy định.

Điều 54. Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trúcủa người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người đượcgiám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu đượcngười giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 55. Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng lànơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cưtrú khác nhau nếu có thoả thuận.

Điều 56. Nơi cư trú của quân nhân

1. Nơi cư trú củaquân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.

2. Nơi cư trú củasĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng lànơi đơn vị của những người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theoquy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật này.

Điều 57. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú củangười làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động kháclà nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trútheo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật này.

MỤC 4

GIÁM HỘ

Điều 58. Giám hộ

1. Giám hộ là việccá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy địnhhoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củangười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung làngười được giám hộ).

2. Người được giámhộ bao gồm:

a) Người chưathành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mấtnăng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chếquyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưathành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b) Người mất nănglực hành vi dân sự.

3. Người chưa đủmười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4. Một người cóthể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ,trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này.

Điều 59. Giám sát việc giám hộ

1. Người thânthích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giámsát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thựchiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của ngườigiám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Người thân thíchcủa người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếukhông có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giámhộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũngkhông có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giámhộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.

2. Trong trườnghợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thânthích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điềunày thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cửngười giám sát việc giám hộ.

3. Người giám sátviệc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Điều 60. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ cácđiều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lựchành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạođức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bịkết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiệncần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.

Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộđương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác địnhđược cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế nănglực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không cóđiều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêucầu, được xác định như sau:

1. Trong trườnghợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là ngườigiám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiệnlàm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trườnghợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiệnlàm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ;nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm ngườigiám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dânsự

1. Trong trườnghợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mấtnăng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trong trườnghợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hànhvi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người concả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộthì người con tiếp theo là người giám hộ.

3. Trong trườnghợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc cómà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ làngười giám hộ.

Điều 63. Cử người giám hộ

Trong trường hợpngười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộđương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì ủy bannhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệmcử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

Điều 64. Thủ tục cử người giám hộ

1. Việc cử ngườigiám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ,quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người đượcgiám hộ.

2. Việc cử ngườigiám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Điều 65. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủmười lăm tuổi

Người giám hộ củangười chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chăm sóc, giáodục người được giám hộ;

2. Đại diện chongười được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quyđịnh người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịchdân sự;

3. Quản lý tàisản của người được giám hộ;

4. Bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 66. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủmười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người giám hộcủa người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sauđây:

1. Đại diện chongười được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quyđịnh người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xáclập, thực hiện giao dịch dân sự;

2. Quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ;

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người được giám hộ.

Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất nănglực hành vi dân sự

Người giám hộ củangười mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chăm sóc, bảođảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giámhộ trong các giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của ngườiđược giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người được giám hộ.

Điều 68. Quyền của người giám hộ

Người giám hộ cócác quyền sau đây:

1. Sử dụng tài sảncủa người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết củangười được giám hộ;

2. Được thanh toán các chi phícần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

3. Đại diện cho người được giámhộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giámhộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chínhmình.

2. Người giámhộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vìlợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, chovay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trịlớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộkhông được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

3. Các giaodịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sảncủa người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vìlợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Điều 70. Thay đổi người giám hộ

1. Người giám hộ được thay đổitrong các trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủcác điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chếthoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêmtrọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị đượcthay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

2. Trong trường hợp thay đổingười giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đươngnhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Bộluật này.

3. Thủ tục thay đổi người giámhộ được cử được thực hiện theo quy định tại Điều 64 và Điều 71 của Bộ luật này.

Điều 71. Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử

1. Khi thay đổingười giám hộ thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có người giám hộmới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thaythế mình.

2. Việc chuyểngiao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao vàtình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cửngười giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

3. Trong trườnghợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Toà ántuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mấttích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cử người giám hộ lậpbiên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụphát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giámhộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

4. Việc chuyểngiao giám hộ phải được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú củangười giám hộ mới công nhận.

Điều 72. Chấm dứt việc giám hộ

Việc giám hộ chấmdứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được giámhộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Người được giámhộ chết;

3. Cha, mẹ củangười được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

4. Người được giám hộ được nhậnlàm con nuôi.

Điều 73. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Khi việc giámhộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ,người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ củangười được giám hộ.

Trong trường hợpngười được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứtviệc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người đượcgiám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giámhộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản đượcgiải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho ủy ban nhândân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.

Việc thanh toán tài sản đượcthực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

2. Các quyền, nghĩa vụ phát sinhtừ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được người giám hộthực hiện như sau:

a) Chuyển cho người được giám hộkhi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Chuyển cho cha, mẹ của ngườiđược giám hộ trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 72 của Bộluật này;

c) Chuyển cho người thừa kế củangười được giám hộ khi người được giám hộ chết.

MỤC 5

THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯTRÚ,TUYÊN BỐ MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CHẾT

Điều 74. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú vàquản lý tài sản của người đó

Khi một người biệttích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan cóquyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện phápquản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của Bộ luật này.

Điều 75. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Theo yêu cầucủa người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của người vắng mặttại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý:

a) Đối với tàisản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tụcquản lý;

b) Đối với tài sản chung thì dochủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Tài sản do vợ hoặc chồng đangquản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thànhniên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trong trường hợp không cónhững người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Toà án chỉ định một ngườitrong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tàisản; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tàisản.

Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tạinơi cư trú

Người quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản củangười vắng mặt như tài sản của chính mình;

2. Bán ngay tài sản là hoa màu,sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;

3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyếtđịnh của Toà án;

4. Giao lại tài sản cho người vắngmặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trongviệc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 77. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơicư trú

Người quản lý tài sản của ngườivắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây:

1. Quản lý tài sản của ngườivắng mặt;

2. Trích một phần tài sản củangười vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạncủa người vắng mặt;

3. Được thanh toán các chi phícần thiết trong việc quản lý tài sản.

Điều 78. Tuyên bố một người mất tích

1. Khi một ngườibiệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thôngbáo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tintức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của ngườicó quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạnhai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu khôngxác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầutiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định đượcngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiêncủa năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trong trườnghợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giảiquyết cho ly hôn.

Điều 79. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quảnlý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 củaBộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyênbố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộluật này.

Trong trườnghợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hônthì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ củangười mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thânthích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉđịnh người khác quản lý tài sản.

Điều 80. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

1. Khi người bịtuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theoyêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án raquyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

2. Người bị tuyênbố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giaosau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trong trườnghợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bịtuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyếtđịnh cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Điều 81. Tuyên bố một người là đã chết

1. Người cóquyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một ngườilà đã chết trong các trường hợp sau đây:

a) Sau ba năm,kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫnkhông có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tíchtrong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không cótin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạnhoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ,thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợppháp luật có quy định khác;

d) Biệt tíchnăm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn nàyđược tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này.

2. Tuỳ từngtrường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứvào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 82. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà ántuyên bố là đã chết

1. Khi quyếtđịnh của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệvề hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giảiquyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tàisản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với ngườiđã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật vềthừa kế.

Điều 83. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

1. Khi một ngườibị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thìtheo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án raquyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhânthân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định hủybỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồngcủa người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tạikhoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực phápluật;

b) Vợ hoặc chồngcủa người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đóvẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyênbố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kếtrả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trong trường hợpngười thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cốtình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đãnhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

CHƯƠNG IV

PHÁP NHÂN

MỤC 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÁP NHÂN

Điều 84.Pháp nhân

Một tổ chức được công nhận làpháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp;

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sảnđộc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danhmình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều 85.Thành lập pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theosáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực phápluật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dânsự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

2. Năng lực phápluật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập vàchấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

3. Người đại diệntheo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh phápnhân trong quan hệ dân sự.

Điều 87. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phảicó tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phânbiệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

2. Pháp nhân phảisử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

3. Tên gọi củapháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 88. Điều lệ của pháp nhân

1. Trong trườnghợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phảiđược các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhânphải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luậtcó quy định.

2. Điều lệ củapháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạtđộng;

c) Trụ sở;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử,bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danhcủa cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

e) Quyền, nghĩa vụ của các thànhviên;

g) Thể thức sửa đổi, bổ sung điềulệ;

h) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập,chia, tách, giải thể pháp nhân.

3. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệcủa pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trườnghợp pháp luật có quy định.

Điều 89. Cơ quan điều hành của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quanđiều hành.

2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của phápnhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

Điều 90. Trụ sở của pháp nhân

Trụ sở của phápnhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

Địa chỉ liênlạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơikhác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 91. Đại diện của pháp nhân

1. Đại diện củapháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Ngườiđại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phầnthứ nhất của Bộ luật này.

2. Đại diệntheo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặctrong quyết định thành lập pháp nhân.

Điều 92. Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân

1. Pháp nhân cóthể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của phápnhân.

2. Văn phòngđại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyềncho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.

3. Chi nhánh làđơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phầnchức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

4. Văn phòngđại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện,chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thờihạn được ủy quyền.

5. Pháp nhân cócác quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện,chi nhánh xác lập, thực hiện.

Điều 93. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1. Pháp nhânphải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do ngườiđại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

2. Pháp nhânchịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay chothành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thựchiện không nhân danh pháp nhân.

3. Thành viêncủa pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụdân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.

Điều 94. Hợp nhất pháp nhân

1. Các phápnhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điềulệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

2. Sau khi hợpnhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhâncũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Điều 95. Sáp nhập pháp nhân

1. Một phápnhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một phápnhân khác cùng loại (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập) theo quy định của điềulệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền.

2. Sau khi sápnhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của phápnhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều 96. Chia pháp nhân

1. Một phápnhân có thể chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau khichia, pháp nhân bị chia chấm dứt; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chiađược chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Điều 97. Tách pháp nhân

1. Một phápnhân có thể tách thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theoquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sau khi tách,pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phùhợp với mục đích hoạt động của các pháp nhân đó.

Điều 98.Giải thể pháp nhân

1. Pháp nhân có thể bị giải thểtrong các trường hợp sau đây:

a) Theo quy định của điều lệ;

b) Theo quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền;

c) Hết thời hạn hoạt động đượcghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trước khi giải thể, pháp nhânphải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản.

Điều 99. Chấm dứt pháp nhân

1. Pháp nhân chấm dứt trong cáctrường hợp sau đây:

a) Hợp nhất, sáp nhập, chia,giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 94, 95, 96 và 98 của Bộ luật này;

b) Bị tuyên bố phá sản theo quyđịnh của pháp luật về phá sản.

Xem thêm: Mượn Tài Liệu Từ Các Thư Viện Thuộc Hệ Thống Thư Viện Đhqg, Thư Viện Tạ Quang Bửu: Trang Chủ

2. Pháp nhân chấm dứt kể từ thờiđiểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trongquyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *