Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở? Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở? Quy định về hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học?

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, học viện luôn được các nhà trường chú trọng và phát triển thường niên. Khi mỗi đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành, nhà trường sẽ tổ chức hoạt động nghiệm thu đề tài cấp cơ sở, trong hoạt động này có sự xuất hiện của biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở.

Đang xem: Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học

1. Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở là gì? Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở được dùng khi nào?

Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. (Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 08/2014/NĐ- CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ)

Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở là văn bản được lập ra khi nghiệm thu, đánh gia các đề tài nghiên cứu khoa học đối với các đề tài cấp bộ, ở cấp nghiệm thu đầu tiên đó chính là nghiệm thu cấp cơ sở.

Biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở được dùng khi tổ chức chủ trì của đề tài nghiên cứu khoa học tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, biên bản nghiệm thu nhằm ghi lại những đánh giá, góp ý của Hội đồng nghiệm thu đối với đề tài nghiên cứu khoa học đó.

2. Mẫu biên bản nghiệm thu đề tài cấp cơ sở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

1. Tên đề tài, mã số:

2. Chủ nhiệm đề tài:

3. Tổ chức chủ trì:

4. Quyết định thành lập Hội đồng:

5. Ngày họp

6. Địa điểm:

7. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt

8. Khách mời dự:

9. Kết luận của Hội đồng:

9.1. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:

– Số phiếu đánh giá ở mức “Đạt”: Số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:

– Đánh giá chung: Đạt – Không đạt –

(Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “Đạt”)

9.2. Những nội dung cần sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hay làm rõ:

Stt

Nội dung

Yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung, làm rõ

(ghi chi tiết yêu cầu)

1

Mục tiêu

2

Nội dung

3

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4

Sản phẩm (sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng,..)
1 Giá trị (giá trị khoa học, giá trị ứng dụng…)
2 Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng
3 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
4 Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày,…).

9.3. Những nội dung không phù hợp với Thuyết minh đề tài (Sử dụng cho những trường hợp được đánh giá ở mức “Không đạt”)

Tổ chức chủ trì (ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ tịch Hội đồng (ký, họ tên)

Thư ký (ký, họ tên)

3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

Biên bản cần ghi ngày tháng năm, địa danh nơi lập biên bản

Ghi tên đề tài, chủ nhiệm đề tài, thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài và kinh phí được tài trợ nghiên cứu đề tài.

Ghi tên quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu của Tổ chức chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học.

Ghi ngày họp hội đồng nghiệm thu, nơi họp.

Thành viên có mặt tại Hội đồng nghiệm thu về phía đề tài có mặt, đại diện cơ quan chủ trì đề tài, đại diện cơ quan quan quản lý khoa học.

Ghi những đánh giá mà hội nghị đã thống nhất về đề tài nghiên cứu khoa học

Ghi kết quả bỏ phiếu đánh giá

Ghi những nội dung cần sửa chữa, làm rõ, bổ sung như về mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, sản phẩm (sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng,..), giá trị (giá trị khoa học, giá trị ứng dụng…), phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng; tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu; chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày,…).

4. Quy định về hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cơ sơ

Tại Thông tư số 11/2016/NĐ- CP quy định về nhưng nội dung liên quan đến hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học ở cơ sở như sau:

Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

– Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài cấp bộ) đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

+ Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.

+ Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

– Đề tài cấp bộ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn ngoài ngân sách và được giao thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.

– Mỗi đề tài cấp bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên là thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.

– Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thời gian thực hiện đề tài trên 24 tháng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Xem thêm: Khoa Dược Đại Học Nguyễn Tất Thành, Bộ Môn Hoá Dược

(Điều 2 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư)

Về hoạt động đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở (Điều 25)

– Sau khi hoàn thành đề tài, chủ nhiệm đề tài nộp cho phòng/ban khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài để tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.

– Thủ trưởng tổ chức chủ trì thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng đánh giá cấp cơ sở) và tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.

Về việc xếp loại đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở (Điều 27)

– Đề tài được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo 2 mức: “Đạt” và “Không đạt”.

– Đề tài được đánh giá, nghiệm thu ở mức “Đạt” nếu có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức “Đạt”.

– Đề tài được đánh giá, nghiệm thu ở mức “Không đạt” khi có một trong các trường hợp sau:

+ Có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức “Không đạt”;

+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu về kết quả nghiên cứu không trung thực.

Về việc xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở (Điều 28)

– Đối với đề tài cấp bộ được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở ở mức “Đạt”: Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Tổ chức chủ trì kiểm tra các nội dung chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.

– Đối với đề tài cấp bộ được đánh giá ở mức “Không đạt”, tổ chức chủ trì báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý theo quy định tại Điều 23 của Quy định này.

Về các nội dung đánh giá, nghiệm thu cấp bộ, yêu cầu đối với sản phẩm và báo cáo tổng kết của đề tài cấp bộ (Điều 31)

Đề tài cấp bộ được đánh giá, nghiệm thu theo các nội dung sau:

– Về sản phẩm của đề tài: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài.

– Về báo cáo tổng kết: Tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và khoa học của báo cáo tổng kết và các tài liệu cần thiết kèm theo.

Yêu cầu đối với sản phẩm

Ngoài các yêu cầu ghi trong thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài, sản phẩm của đề tài cấp bộ cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Đối với sản phẩm là: mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các sản phẩm có thể đo kiểm cần phải có văn bản chứng nhận kiểm định chất lượng của các cơ quan, tổ chức có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì.

– Đối với sản phẩm là: nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,…); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác cần được thẩm định bởi Hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ thành lập.

– Đối với sản phẩm là: kết quả tham gia đào tạo sau đại học, giải pháp hữu ích, sáng chế, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác cần có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp.

– Các sản phẩm cần ghi rõ là sản phẩm của đề tài khoa học cấp bộ như mã số đề tài, tên đề tài…

Yêu cầu đối với báo cáo tổng kết

– Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.

– Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật.

Xem thêm: Ý Nghĩa Khoa Học Là Gì ? Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

– Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày theo kết cấu hệ thống và khoa học, với các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *