Ví dụ: cho trẻ khám phá tính chất của nước: Tôi cho trẻ nhìn bình nước trong suốt, ngửu mùi, nếm thử, cầm nắm, nghe âm thanh nước chảy, quan sát nước nóng đang bốc hơi, nước đóng băng thành đá.

Đang xem: Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Của Các Bé Khám Phá Khoa Học Khám Phá Khoa Học

 Bước 2: Bằng các câu hỏi để cho trẻ nói lên được những gì mà đã khám phá được Ví dụ: Nước có đặc điểm gì?, Có màu hay không có màu?, con nếm thấy thế nào?, nước có hình dạng hay không có hình dạng? Khi con sờ vào nước có cảm giác gì? Nước ở dạng gì? Ở nhiệt độ nào thì nước chuyển thành dạng rắn?…Sau đó cô cùng giới thiệu và cho trẻ trãi nghiệm một số thí nghiệm nhỏ như rót nước nóng vào ly rồi đậy tấm kính lại xem hiện tượng gì xảy ra. Tôi gợi hỏi trẻ “Nước có thể đổi màu không? và có vị không?, sau đó tôi cho trẻ pha bột cam vào trong ly nước và cho trẻ uống rồi trả lờicâu hỏi của cô mà trẻ vừa kiểm tra.

Bước 3: Chia trẻ ra làm nhiều nhóm trãi nghiệm . Ví dụ nhóm chọn màu để pha trong nước, nhóm chọn muối, đường, nhóm chọn bột, sỏi…Cô gợi ý cho trẻ cùng bỏ những thứ đó vào trong nước quấy đều rồi quan sát kết quả. Sau đó lần lượt đại diện từng nhóm lên đưa ra kết luận của nhóm mình cho cô và cả lớp rõ.

Bước 4: Tôi tổng hợp lại những kết quả mà trẻ đã làm hôm nay và đưa vào liên hệ trong thực tế, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ.

 Ví dụ: Nước có thể hòa tan một số chất nên người ta dùng nước để chế biến ra các loại nước như: Nước ngọt, các loại dầu ăn, dầu gió…Hỏi trẻ nước dùng để làm gì?, liên hệ trong các môi trường nước.

Xem thêm: Viện Nghiên Cứu Khoa Học & Giáo Dục, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tphcm: Trang Chủ

( nước bị ô nhiễm lý do vì sao? ). Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi.

Bước cuối cùng tôi cho trẻ chơi trò chơi về những gì mà trẻ khám phá được. Ví dụ: cho trẻ đong nước vào các chai lọ, quan sát nước chuyển sang hình dạng chai to, nhỏ khác nhau. Hoặc cho trẻ chơi pha nước chanh uống liên hoan…

Ngoài hoạt động chung ra khám phá thường được tiến hành nhiều trong buổi dạo chơi và các hoạt động lao động vệ sinh, tạo hình, văn học chữ viết, toán…Dạo chơi trẻ được quan sát thời tiết, thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ. Tôi thường chú ý cho trẻ quan sát những gì thay đổi hoặc xảy ra trong ngày.

Ví dụ: hôm nay đi dạo thấy cây cau vừa ra bẹ cau chuẩn bị trổ buồng cho trẻ quan sát và dự đoán tiếp theo rồi hôm sau quan sát tiếp các hiện tượng thay đổi của nó. Trước lúc đi dạo tôi thường hướng dẫn trẻ mang túi ni lon và có thể cho trẻ nhặt được những gì về lớp quan sát tiếp hay sử dụng trong môn học khác.

Ví dụ: cho trẻ nhặt những cánh hoa héo rụng xuống về trẻ tìm hiểu xem vì sao cánh hoa này rụng xuống? sử dụng hoa để tạo hình thành các con vật đáng yêu…Tôi luôn khuyến khích trẻ ghi chép lại kết quả mà trẻ tìm kiếm được hoặc vẽ lại những gì trẻ đã nhìn thấy.

Xem thêm: Khóa Học Làm Bánh Hà Nội – Địa Chỉ Học Làm Bánh Ở Hà Nội Uy Tín

Trong buổi lao động như lau chùi kệ đồ chơi, nhặt lá vàng, nhặt rác…Bằng các kỹ năng lao động đơn giản trẻ cũng có thể khám phá ra rằng: đồ dùng này được làm bằng chất liệu gì? nhựa hay gỗ, hay nhôm…Vì sao lúc lau nước đồ dùng này ướt mà giờ lại khô? trẻ luôn có thắc mắc muốn biết những gì liên quan đến việc đang làm. Hoặc trong khi nhặt lá vàng, lá khô thì trẻ tìm hiểu rằng: cây cối, cành lá cũng cần đến chất dinh dưỡng truyền từ rễ đến cành lá. Chất dinh dưỡng thì liên quan đến yếu tố trong thiên nhiên như (nắng, gió,mưa) yếu tố chăm sóc, vun xới…hoặc vòng đời phát triển của cây từ hạt, lá già rồi rụng xuống và lá non tiếp tục ra…

Tóm lại trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng nhiều hình thức song các đối tượng chuẩn bị cho trẻ quan sát hoặc những điều bất ngờ xảy ra trong ngày thì phải là những điều mới lạ, giáo viên không nên cho trẻ quan sát điều đã biết. Phải thường xuyên dùng các thủ thuật thu hút sự chú ý tạo tình huống trẻ tò mò ham hiểu biết. Từ đó nó mang lại kết quả như mong đợi mà đầu năm kế hoạch giáo dục đã đề ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *