*

Thông số do Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Lê Quán Tần cho biết tại buổi hợp báo sáng 29/6. Báo cáo của các Sở cho thấy, số học sinh (HS) chọn Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ chiếm 12%; ban Khoa học Tự nhiên chiếm 21,35%. Theo ông Lê Quán Tần, năm học 2006-2007, cả nước sẽ triển khai dạy học theo phương án phân ban mới. Cụ thể, THPT được dạy học theo 3 ban kết hợp với dạy học tự chọn gồm: Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) và Ban Cơ bản. “Đây là kết quả đúc rút sau hai lần thí điểm phân ban ở những năm học trước. Phân ban kết hợp với tự chọn thực chất là phương án dạy học phân hóa. Lựa chọn phương án này do điều kiện cho dạy học phân hóa ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn…”, ông Tần lý giải. Đối với 2 ban KHTN và KHXH-NV, sự phân hóa thể hiện ở các môn học nâng cao. Cụ thể, ban KHTN có 4 môn nâng cao gồm Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học. So với các phương án trước đây số môn không thay đổi và tạo điều kiện giúp HS thích ứng khi thi ĐH khối A và B. Ban KHXH-NV có 4 môn nâng cao gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và thêm môn Ngoại ngữ.

Đang xem: Ban Khoa Học Tự Nhiên – 67

Xem thêm: Sở Khoa Học Công Nghệ Đà Nẵng, Đà Nẵng Có Tân Giám Đốc Sở Khoa Học Và Công Nghệ

Xem thêm: Khoa Sau Đại Học Đại Học Thái Nguyên, Sau Đại Học

Bề rộng kiến thức ban này được nâng cao hơn. Tuy nhiên, chọn ban Cơ bản không có nghĩa là không được học nâng cao. Về nguyên tắc, vẫn học theo chương trình chuẩn và tiến đến học tự chọn. Các môn Toán, Lý, Hóa học theo sách giáo khoa (SGK) nâng cao; các môn còn lại học theo SGK tự chọn. Trả lời câu hỏi “khả năng HS đổ xô vào ban Cơ bản sẽ chiếm đa số, phương án dạy học phân hóa của Bộ GD-ĐT sẽ “phá sản?”, ông Lê Quán Tần cho rằng: ban Cơ sở có tính linh hoạt ở chỗ, dù nguyện vọng HS hay điều kiện của từng địa phương dù thay đổi như thế nào cũng thích ứng được. Có nghĩa, HS học ban Cơ sở vẫn có thể lựa chọn một số môn học nâng cao của ban khác trong điều kiện nhà trường đáp ứng. Mặt khác, mềm dẻo hơn cho những địa phương gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất cho dạy học phân ban thì vẫn tổ chức dạy học theo ban Cơ sở. Viện trưởng Viện Chiến lược Chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Hữu Châu nhận định, ban Cơ sở có nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn phân hóa. Do vậy, nếu có nhiều HS lựa chọn ban này là một “tín hiệu” đáng mừng vì đến năm 2015, giáo dục phổ thông Việt Nam tiến đến dạy học tự chọn. Do tính linh hoạt như vậy, sẽ không loại trừ có những trường không đáp ứng hết 100% nguyện vọng của HS. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương đáp ứng tối đa nguyện vọng của HS.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *